Làm chủ "sức mạnh mềm nhân quyền": Việt Nam tự tin tiến vào "sân chơi lớn"

Mega Story - Ngày đăng : 12:28, 25/10/2022

Sau 36 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm​​ sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu nổi bật. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường luôn là “sức mạnh nội sinh” cho đất nước vững tiến đi lên, cũng như đạt được nhiều thành tựu kinh tế vô cùng ấn tượng trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mega Story

Làm chủ "sức mạnh mềm nhân quyền":
 Việt Nam tự tin tiến vào "sân chơi lớn"

{Tên tác giả} 25/10/2022 12:28

Sau 36 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm​​ sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu nổi bật. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường luôn là “sức mạnh nội sinh” cho đất nước vững tiến đi lên, cũng như đạt được nhiều thành tựu kinh tế vô cùng ấn tượng trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

vna_potal_chu_tich_nuoc_nguyen_xuan_phuc_cung_tong_thu_ky_lhq_antonio_guterres_tham_ho_hoan_kiem_va_den_ngoc_son_6399645.jpg

Sau 36 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm​​ sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu nổi bật. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường luôn là “sức mạnh nội sinh” cho đất nước vững tiến đi lên, cũng như đạt được nhiều thành tựu kinh tế vô cùng ấn tượng trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy vậy, trên chặng đường đổi mới của nước ta, các lực lượng phản động, thù địch vẫn thường xuyên dùng các luận điệu “phản biện xã hội,” đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền,” xây dựng “xã hội dân sự,” lợi dụng vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, nhất là các hoạt động lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do Internet… để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; từ đó kích động tư tưởng, thái độ thù địch, bôi nhọ hình ảnh, uy tín đất nước ta.

Đáng chú ý, do sự khác biệt về bản chất và ý thức hệ giữa chế độ chính trị của Việt Nam với các nước tư bản, phương tây nên vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn là nội dung “đấu tranh” thường xuyên, lâu dài, bởi đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường lợi dụng, bóp méo để nói xấu chế độ, kích động chống phá Việt Nam cũng như chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước những mưu đồ, thủ đoạn chống phá trên, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường sự tham gia nhiều hơn vào cơ chế về quyền con người của Liên Hợp quốc; trong đó Đảng và Nhà nước ta luôn xác định bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là chủ trương xuyên suốt.

Gần đây, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...”

Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã nâng cao nền tảng nhận thức cho các cán bộ từ Trung ương tới các cấp cơ sở về vấn đề nhân quyền, qua đó đảm bảo “sức mạnh mềm” để vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu - thực hiện nghĩa vụ pháp lý của quốc gia thành viên đối với các công ước quốc tế về quyền con người; chủ động hội nhập sâu rộng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Để rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn đọc đón đọc loạt bài: Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào “sân chơi lớn”