Quan hệ Việt Nam-Iran: 50 năm xây dựng và phát triển

Mega Story - Ngày đăng : 14:37, 04/08/2023

Trong suốt chặng đường 50 năm qua, Việt Nam và Iran duy trì quan hệ chính trị, ngoại giao truyền thống, hữu nghị tốt đẹp, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Mega Story

Quan hệ Việt Nam-Iran: 50 năm xây dựng và phát triển

{Tên tác giả} 04/08/2023 14:37

Trong suốt chặng đường 50 năm qua, Việt Nam và Iran duy trì quan hệ chính trị, ngoại giao truyền thống, hữu nghị tốt đẹp, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.

mega.jpg

Cách đây 50 năm, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký kết, Iran và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 4/8/1973.

Được sự quan tâm vun đắp của lãnh đạo hai nước qua nhiều thời kỳ, quan hệ Việt Nam-Iran đã có nhiều bước phát triển, trong đó dấu mốc quan trọng là việc Iran mở Đại sứ quán tại Hà Nội năm 1991 và Việt Nam mở Đại sứ quán tại Tehran vào năm 1997.

iran_2(1).jpg

Cách đây 50 năm, ngày 4/8/1973, hai nước Việt Nam và Cộng hòa Hồi giáo Iran chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Kể từ đó, được sự quan tâm vun đắp của lãnh đạo hai nước qua nhiều thời kỳ, quan hệ Việt Nam-Iran đã có nhiều bước phát triển tích cực.

Iran mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1991, còn Việt Nam mở Đại sứ quán tại Tehran vào năm 1997. Hội hữu nghị Việt Nam-Iran được thành lập vào tháng 9/2009.

Trong suốt chặng đường 50 năm qua, Việt Nam và Iran duy trì quan hệ chính trị, ngoại giao truyền thống, hữu nghị tốt đẹp, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.

vietnam_iran_2.jpg
Chủ tịch nước Lê Đức Anh chủ trì Lễ đón Tổng thống Iran Akbar Hashemi Rafsanjani thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, tháng 10/1995. (Ảnh: TTXVN)

Về phía Việt Nam có các chuyến thăm Iran của: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (tháng 5/1994); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (tháng 7/1999); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 10/2002); Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát (tháng 1/2012); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 3/2016); Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (tháng 7/2017); Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung (tháng 8/2017); Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (tháng 8/2017); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Chủ tịch Quốc hội Iran nhân dịp dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á-Âu lần thứ 3 (MSEAP-3) tại Thổ Nhĩ Kỳ (tháng 10/2018); Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm Iran (tháng 12/2022)...

Về phía Iran có các chuyến thăm Việt Nam của: Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani (tháng 10/1995); Chủ tịch Quốc hội Akbar Nateq (tháng 12/1998); Bộ trưởng Thương mại Mehdi Ghazanfari (tháng 12/2009); Tổng thống Mahmud Ahmadinezhad (tháng 11/2012); Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Thương mại Iran Mehdi Ghazanfari (tháng 5/2013); Tổng thống Hassan Rouhani (tháng 10/2016); Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani (tháng 4/2018), Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Iran Morteza Sarmadi (tháng 3/2019)...

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 124,5 triệu USD. Hai nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 2 tỷ USD trong thời gian tới.

Hai nước đã tiến hành 9 kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ (lần thứ 9 tổ chức tại Tehran vào tháng 8/2017), 7 phiên tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng (lần thứ 7 diễn ra vào tháng 3/2022 theo hình thức trực tuyến).

Về hợp tác kinh tế, mặc dù Việt Nam và Iran chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1973, song hợp tác kinh tế giữa hai nước chỉ thực sự bắt đầu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam đẩy mạnh tiến hành đổi mới đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau nhiều thập niên, thương mại được xem là một trong những điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Kim ngạch thương mại hai chiều có xu hướng tăng lên.

Nếu năm 2001, tổng kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt mức 6,5 triệu USD, đến năm 2018, con số này đã đạt trên 100 triệu USD(13).

Tuy nhiên, từ năm 2018, do Mỹ tái áp đặt các lệnh cấm vận đối với Iran nên hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Iran chủ yếu được thực hiện thông qua bên thứ ba. Do đó, khó có thể xác định chính xác tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước.

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 124,5 triệu USD. Hai nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 2 tỷ USD trong thời gian tới.

iran_trien_lam.jpg

Hai nước có nhiều thế mạnh riêng, có thể bổ sung cho nhau cùng hợp tác phát triển. Đó là cơ sở để lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam và Iran tin tưởng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển toàn diện và bền vững.

Trên lĩnh vực văn hóa, Việt Nam và Iran đã ký kết Hiệp định hợp tác về văn hóa vào năm 1995(19). Hai bên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi đoàn, các sự kiện quảng bá văn hóa, đẩy mạnh hợp tác trong giáo dục-đào tạo.

nguyen_duc_loi.jpg
Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi (phải) và Giám đốc điều hành Hãng Thông tấn Nhà nước Iran (IRNA) Mohammad Khodadi ký Thỏa thuận về trao đổi thông tin song phương, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 39 Ban Chấp hành OANA, tại Seoul (Hàn Quốc), ngày 16/11/2015. (Ảnh: Vũ Toàn/TTXVN)

Tháng 7/2022, Đại sứ quán Iran đã phối hợp với Tổ chức Văn hóa và Quan hệ Hồi giáo Iran, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức “Triển lãm văn hóa di sản nghệ thuật Iran, cái nôi của nền văn minh” nhằm đưa văn hóa, nghệ thuật của Iran đến gần hơn với người dân Việt Nam thông qua việc trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, thảm và đồ thủ công mỹ nghệ của Iran đa dạng và giàu ý nghĩa văn hóa, nghệ thuật. 

Trên diễn đàn đa phương, hai nước thường xuyên ủng hộ lẫn nhau. Iran đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021…

iran_3.jpg

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4 đến 10/8/2023.

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran là dấu mốc đặc biệt quan trọng, là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến quốc gia Hồi giáo này, qua đó góp phần tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Iran nói riêng.

nguyen_thi_kim_ngan.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani thăm chính thức Việt Nam (Hà Nội, 16/4/2018). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (từ ngày 8 đến 10/8/2023), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn cho biết chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Iran đã và đang có những bước phát triển tốt đẹp. Đây là chuyến thăm, trao đổi đoàn cấp cao của lãnh đạo chủ chốt.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng sau gần 25 năm kể từ chuyến thăm Iran năm 1999 của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, 5 năm sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani (năm 2018).

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Anh Tuấn, chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Iran của ông Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội lần này là dấu mốc đặc biệt quan trọng đánh dấu việc tăng cường và là tiền đề để mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Quốc hội hai nước trong thời gian tới.

Chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Iran của ông Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội lần này là dấu mốc đặc biệt quan trọng đánh dấu việc tăng cường và là tiền đề để mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Quốc hội hai nước trong thời gian tới.

Cụ thể, đó là thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn lãnh đạo Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Nhóm Nghị sỹ Trẻ, Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị.

Chuyến thăm nhằm tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, phát huy vai trò của Quốc hội trong giám sát thực thi pháp luật, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã được ký kết hoặc thúc đẩy việc ký kết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hợp tác song phương; phát huy hiệu quả hơn nữa cơ chế phối hợp tại các diễn đàn nghị viện đa phương như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và các tổ chức nghị viện đa phương khác.

Đồng thời, chuyến thăm góp phần thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và Iran trên tất cả các cấp từ Trung ương, các bộ, ngành và hợp tác địa phương.

Với nền tảng quan hệ truyền thống hữu nghị vững chắc, vai trò của Iran tại khu vực Tây Á và của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á cũng như với tiềm năng rất lớn trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, chắc chắn quan hệ Việt Nam-Iran sẽ có những bước phát triển mới, xứng với tiềm năng của hai bên, vì lợi ích của nhân dân hai nước./.

vuong_dinh_hue.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)