Bài 2: ‘Bỏ rơi’ hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở

Mega Story - Ngày đăng : 09:14, 29/09/2023

Việc quá chú trọng vào các kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp, đã khiến cho việc học ở bậc trung học cơ sở chủ yếu tập trung vào ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Công tác hướng nghiệp gần như bị bỏ rơi.
Mega Story

Bài 2: ‘Bỏ rơi’ hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở

Phạm Mai 29/09/2023 09:14

Việc quá chú trọng vào các kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp, đã khiến cho việc học ở bậc trung học cơ sở chủ yếu tập trung vào ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Công tác hướng nghiệp gần như bị bỏ rơi.

bia-bai-2.jpg

Việc quá chú trọng vào các kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp, đã khiến cho việc học ở bậc trung học cơ sở chủ yếu tập trung vào ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Công tác hướng nghiệp gần như bị bỏ rơi.

Khoảng trống hướng nghiệp

Quyết định số 522/QĐ-Ttg của Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” ngày 14/5/2018 đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 55% trường trung học cơ sở có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trường trung học cơ sở có chương trình và giáo viên hướng nghiệp đạt ít nhất 50%. Đến năm 2025, mục tiêu tỷ lệ này là đạt 100% (với địa phương khó khăn là 80%).

Các giải pháp được chỉ ra như tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức học sinh, phụ huynh; đổi mới phương thức hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất gắn với hướng nghiệp trong các nhà trường; huy động sự hỗ trợ của các nguồn lực ngoài nhà trường…

Thực hiện Quyết định trên, hàng năm, trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đưa công tác hướng nghiệp, phân luồng trở thành một trong những nhiệm vụ của bậc giáo dục trung học.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường trung học cơ sở mới chỉ thực hiện phân luồng, chưa có nội dung hướng nghiệp.

thivaolop10-2.jpg
Việc hướng nghiệp cho học sinh với giáo viên là rất khó khi chính thầy cô cũng chưa được đào tạo, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Theo quy định, chúng tôi mới chỉ thực hiện việc phân luồng, nghĩa là tùy theo khả năng, trình độ của học sinh để tư vấn cho các em nên đăng ký dự thi vào các trường trung học phổ thông chuyên hay các trường trung học phổ thông khác trên địa bàn, hay nên học nghề,” hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở Hà Nội chia sẻ.

Cũng theo vị hiệu trưởng này, việc hướng nghiệp cho học sinh với giáo viên là rất khó khi chính thầy cô cũng chưa được đào tạo, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này. Để có thể hướng nghiệp được cho các em, thầy cô trước hết phải tìm hiểu đặc thù của các ngành nghề, tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường lao động trong tương lai, hiểu được năng lực của học sinh. “Đây thực sự là khoảng trống trong các nhà trường,” vị hiệu trưởng cho hay.

Hàng năm, trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đưa công tác hướng nghiệp, phân luồng trở thành một trong những nhiệm vụ của bậc giáo dục trung học. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường trung học cơ sở mới chỉ thực hiện phân luồng, chưa có nội dung hướng nghiệp.

Học sinh, phụ huynh thờ ơ

Thực trạng bỏ rơi công tác hướng nghiệp trong các nhà trường được thể hiện rõ khi ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông, khi học sinh sẽ phải chọn môn học trước khi nhập học lớp 10 thay vì phải học tất cả các môn như trước đây, cả nhà trường, học sinh, phụ huynh đều lúng túng.

“Con chỉ tập trung vào học ba môn chính là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để có thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đỗ mới tính đến đến chọn môn,” chị Nguyễn Thu Hoài (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.

Cũng theo chị Hoài, chị chưa từng nghĩ đến cho con theo học trường trung cấp nghề sau khi học hết lớp 9. “Con còn quá nhỏ, chưa thể có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nếu không đỗ trường công lập, tôi sẽ cho con học trường tư, chấp nhận học phí cao. Nếu không thể đỗ được trường tư mới học trường nghề,” chị Hoài cho hay.

on-thi-lop-10-7.jpg
Trên thực tế, rất nhiều trường trung học cơ sở mới chỉ thực hiện phân luồng, chưa có nội dung hướng nghiệp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chia sẻ của chị Hoài cũng là cách nghĩ của đa số các bậc phụ huynh. Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Ban Bí thư ban hành ngày 4/5 đã chỉ rõ những hạn chế khiến cho giáo dục nghề nghiệp không thu thút được người học.

Thực trạng bỏ rơi công tác hướng nghiệp trong các nhà trường được thể hiện rõ khi ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông, khi học sinh sẽ phải chọn môn học trước khi nhập học lớp 10 thay vì phải học tất cả các môn như trước đây, cả nhà trường, học sinh, phụ huynh đều lúng túng.

Cụ thể như quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ; cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo chưa phù hợp; chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành, nghề mới, kỹ năng tiên tiến; nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp chưa tương xứng; gắn kết giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo chậm đổi mới, chưa đa dạng, linh hoạt để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động; chưa tạo cơ hội và khuyến khích người lao động tham gia học tập suốt đời…

Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội, người dân về giáo dục nghề nghiệp chưa đầy đủ, tâm lý chạy theo bằng cấp cao vẫn còn phổ biến. Công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông chưa hiệu quả, có mặt còn yếu kém. Chưa có cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ khu vực, quốc tế. Chính sách, pháp luật chưa tạo đột phá để khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với hoạt động doanh nghiệp; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Theo đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để phát triển giáo dục nghề nghiệp như hoàn thiện chính sách, ưu tiên ngân sách, ưu tiên phổ cập nghề cho thanh niên, đẩy mạnh tuyên truyền… Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50-55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

vna_potal_gan_17000_thi_sinh_ha_tinh_hoan_thanh_buoi_thi_dau_tien_ky_thi_vao_lop_10__6770129.jpg
Công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông chưa hiệu quả, có mặt còn yếu kém. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bài 3: “Cánh cửa” đào tạo song bằng hệ 9+