Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian trong phân cấp cải cách hành chính

Mega Story - Ngày đăng : 09:08, 05/12/2023

Đối với thành phố Hà Nội, phân cấp, ủy quyền còn nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc trung gian; tạo sự chủ động cho cấp dưới, tránh ôm đồm, hướng đến giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến.
Mega Story

Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian trong phân cấp cải cách hành chính

{Tên tác giả} 05/12/2023 09:08

Đối với thành phố Hà Nội, phân cấp, ủy quyền còn nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc trung gian; tạo sự chủ động cho cấp dưới, tránh ôm đồm, hướng đến giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến.

bai-2-cover-final.png

Phân cấp, ủy quyền theo quy định hiện nay thực chất là trao quyền, thẩm quyền của cấp trên cho cấp dưới. Trong đó, phân cấp được thực hiện thường xuyên, liên tục các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp. Còn ủy quyền chỉ trong 1 thời gian xác định bằng văn bản ủy quyền.

Đối với thành phố Hà Nội, phân cấp, ủy quyền còn nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc trung gian; tạo sự chủ động cho cấp dưới, tránh ôm đồm, hướng đến giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến.

than-trong-bai-ban.png

Hà Nội là đô thị đặc biệt có nhiều yếu tố mới phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Việc diễn ra ở Hà Nội tốt hay xấu sẽ tác động mạnh tới nhiều tỉnh thành. Do tính chất như vậy, quá trình triển khai phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính được thành phố Hà Nội triển khai thận trọng, bài bản.

Hà Nội xác định việc phân cấp, ủy quyền phải đảm bảo cả 2 yếu tố: Vừa tăng phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của thành phố; vừa đảm bảo tính ổn định nhất định của hệ thống, theo phương châm “từ trên xuống” trên cơ sở đề xuất “từ dưới lên”.

Ngoài việc nghiên cứu các chủ trương của của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, các nghị quyết văn bản của Chính phủ, Bộ Nội vụ về phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố còn tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương một số nước trên thế giới như Singapore, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc...

Theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, trên cơ sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, Hà Nội xác định việc phân cấp, ủy quyền phải đảm bảo cả 2 yếu tố: Vừa tăng phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của thành phố; vừa đảm bảo tính ổn định nhất định của hệ thống.

Việc vận hành hệ thống sau phân cấp phải thông suốt, không gián đoạn. Quá trình phân cấp, Hà Nội đặc biệt tính toán kỹ các tác động đến người dân, những việc gì có lợi cho người dân thì cần ưu tiên làm trước, nhất những vấn đề dân sinh thiết thực.

Mặc dù vậy, ban đầu khi triển khai vẫn còn có một số vấn đề đặt ra. Trong đó có yếu tố lợi ích của một số sở, ngành còn muốn ôm đồm, không phân cấp để đạt “lợi ích nhóm.”

Ông Hà Minh Hải chia sẻ thêm trước khó khăn, thậm chí xuất hiện tư tưởng bàn lùi, dẫn đến Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ra nghị quyết, Ban Thường vụ Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách thủ tục hành chính, vấn đề từng bước được khơi thông.

Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc thực hiện phân cấp, ủy quyền theo phương châm “từ trên xuống” trên cơ sở đề xuất “từ dưới lên.”

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu chính, phối hợp với Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ rà soát, thống kê các lĩnh vực cần phải phân cấp, ủy quyền.

ha-minh-hai.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trao đổi với phóng viên TTXVN. (Ảnh Mạnh TrườngTTXVN)

Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã vào cuộc tích cực rà soát, đánh giá, nghiên cứu, đề xuất và đồng thuận phân cấp ủy quyền, cải cách hành chính.

Qua rà soát nhiều vòng, Hà Nội đã quyết định phân cấp, ủy quyền 2 mảng chính là phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính. Cụ thể, tại Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND thành phố quy định chi tiết phân cấp trong 15 lĩnh vực “lõi” như tài nguyên môi trường, đô thị, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, đầu tư xây dựng…, liên quan nhiều đến nhu cầu dân sinh.

Làm rõ hơn nội dung trên, ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết hiện Hà Nội đã phân cấp cho cấp huyện ít nhất 210 nhiệm vụ chính, tăng gần 200% so với năm 2006.

Còn tính từ năm 2021 đến quý 1/2023, tổng số thủ tục hành chính của thành phố là 1.910. Thành phố đã đề xuất phương án ủy quyền 617 thủ tục hành chính, đạt 37%; quyết định ủy quyền 531/617 thủ tục hành chính đạt 86,06%.

thuc-trang-phan-cap.png
da-loi-ich.png

Qua ghi nhận, việc phân cấp, ủy quyền tại Hà Nội bước đầu mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản và thủ tục hành chính; giúp chính sách và các quy định của pháp luật được thực hiện nhanh chóng, chính xác; khoảng cách giữa cơ quan nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp được thu hẹp.

Mặt khác, phân cấp, ủy quyền còn giúp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, nhất là những huyện xa trung tâm.

Trước đây, người dân huyện Mỹ Đức phải "lặn lội" tới 70km để về địa điểm “Một cửa” tại 16 Cao Bá Quát (Ba Đình) và 258 Võ Chí Công (Tây Hồ) để giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe. Nhưng từ ngày 13/11, người dân huyện Mỹ Đức chỉ cần ra bộ phận “Một cửa” của huyện để thực hiện việc cấp, đổi này.

z4942376001545_6c46a2fc0973f44e47d1439407f88453.jpg
vna_potal_ha_noi_phan_cap_uy_quyen_xay_dung_do_thi_thong_minh_bai_2-_giam_dau_moi_tang_nac_trung_gian_7102637.jpeg
vna_potal_ha_noi_thi_diem_mo_hinh_giai_quyet_thu_tuc_hanh_chinh_-phi_dia_gioi-_7112125.jpg
z4942356689388_a1a10e62226144ff09b29aefc4dd105d.jpg
quan-long-bien-4.jpg

Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian

Hà Nội đã chọn việc khó, khâu đột phá phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ 15 lĩnh vực cho cấp huyện và sở, ngành.

Theo đó, tính từ năm 2021 đến quý I/2023, tổng số thủ tục hành chính của thành phố là 1.910.

Thành phố đã đề xuất phương án ủy quyền 617 thủ tục hành chính, đạt 37%; quyết định ủy quyền 531/617 thủ tục hành chính đạt 86,06%.

Qua ghi nhận, việc phân cấp, ủy quyền tại Hà Nội bước đầu mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản và thủ tục hành chính; giúp chính sách và các quy định của pháp luật được thực hiện nhanh chóng, chính xác; khoảng cách giữa cơ quan nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp được thu hẹp.

Mặt khác, phân cấp, ủy quyền còn giúp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, nhất là những huyện xa trung tâm.

Bộ phận "một cửa"

Trước đây, người dân huyện Mỹ Đức phải "lặn lội" tới 70km để về địa điểm “Một cửa” tại 16 Cao Bá Quát (Ba Đình) và 258 Võ Chí Công (Tây Hồ) để giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe.

Nhưng từ ngày 13/11, người dân huyện Mỹ Đức chỉ cần ra bộ phận “Một cửa” của huyện để thực hiện việc cấp, đổi này.

Nhờ có sự phân cấp này mà ông Nguyễn Tiến Minh ở xã An Phú (Mỹ Đức) đã tiết giảm được nhiều thời gian, chi phí đi lại khi phải thực hiện đổi lại Giấy phép lái xe.

Mô hình “phi địa giới”

Từ 16/10/2023, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức thí điểm mô hình giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới."

Các hồ sơ một số lĩnh vực: Xác nhận tình trạng hôn nhân, Trích lục hồ sơ hộ tịch của 3 phường Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hàng Trống sẽ được giải quyết tại trụ sở của trung tâm được đặt tại UBND phường Trần Hưng Đạo, số 29 phố Quang Trung.

Việc triển khai mô hình giải quyết thủ tục hành chính "phi địa giới" tiết kiệm được nguồn nhân lực, thiết bị cho tổ chức; không phát sinh thủ tục đối với cá nhân thực hiện. Dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ mở rộng thêm mô hình ở một số phường còn lại.

Hà Nội vươn lên vị trí thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính năm 2022

Thành phố Hà Nội đã có sự bứt phá ngoạn mục, vươn lên xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố với Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 (PAR INDEX) đạt 89,58% (năm 2021, Hà Nội xếp vị trí thứ 10/63 với kết quả 88,54%).

Quận Long Biên xây dựng bộ phận “Một cửa” thành nơi thực hiện “hành chính xanh”

Người dân không còn nhận giấy hẹn thứ tự như trước mà được phát một thiết bị điện tử có chuông báo. Khi đến lượt, chuông sẽ rung và kêu tiếng bíp nhẹ để nhắc nhở.

Quá trình ngồi chờ, người dân có thể dùng điện thoại tra cứu hay xem các clip hướng dẫn cách khai báo thủ tục hành chính, nắm phần việc phải kê khai, đơn giá, thời gian nhận kết quả.

Với cách làm như vậy, tại bộ phận “Một cửa” không phát sinh giấy lộn từ việc vứt bỏ giấy hẹn của người dân sau khi hoàn thành công việc như trước đây.

Nhờ có sự phân cấp này mà ông Nguyễn Tiến Minh ở xã An Phú (Mỹ Đức) đã tiết giảm được nhiều thời gian, chi phí đi lại khi phải thực hiện đổi lại Giấy phép lái xe.

Ông Minh cho biết chỉ mất khoảng 1 tiếng là thực hiện được các công đoạn từ di chuyển đến chụp ảnh, khai hồ sơ cho việc đổi Giấy phép lái xe. Nếu cũng công việc này khi Hà Nội chưa phân cấp cho cấp huyện thụ lý và giải quyết hồ sơ, ông Minh sẽ phải mất cả ngày để thực hiện, vì quãng đường từ nhà tới nội thành quá xa, đến nơi lại phải xếp hàng chờ đợi rất mất thời gian, công sức.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Đào Duy Phong cho biết, việc triển khai tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe tại một số Ủy ban Nhân dân cấp huyện nhằm thực hiện Quyết định số 5684/QĐ-UBND ngày 8/11/2023 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội ủy quyền tiếp nhận và trả kết quả cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện trên địa bàn.

vo-van-hoan.png

Sau thành công tại huyện Mỹ Đức, Sở sẽ tiếp nhận mở rộng địa bàn, ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân các huyện Đông Anh, Ứng Hòa, Phú Xuyên triển khai tiếp nhận và trả kết quả cấp đổi Giấy phép lái xe để hạn chế tình trạng quá tải, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Ở lĩnh vực khác là cấp Giấy phép xuất bản sản phẩm không kinh doanh, trước đây thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố nhưng từ khi được ủy quyền xuống quận, huyện, tại số 185 Giảng Võ, quận Đống Đa (Hà Nội) - nơi đặt trụ sở của Sở đã bớt đông đúc, cảnh người đứng, kẻ ngồi chờ đợi kết quả.

Đề cập đến nội dung đa lợi ích từ việc phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính của thành phố, ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho biết những kết quả đạt được dù là bước đầu nhưng có ý nghĩa to lớn, cho thấy bước đi đột phá của thành phố là đúng hướng, đảm bảo được hệ thống sau phân cấp, ủy quyền.

Thành phố cũng nhìn nhận, phân cấp ủy quyền là “cuộc cách mạng” bởi đi liền với đó thành phố sẽ tổ chức lại bộ máy làm việc các cấp, bảo đảm công việc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, không còn tình trạng né tránh, không chịu trách nhiệm.

Nhờ các địa phương chủ động thực hiện công tác đầu tư theo phân cấp, dẫn đến kết quả giải ngân vốn đầu tư công của thành phố năm 2023 đạt cao.

Tính đến ngày 15/11 được 30.133,7 tỷ đồng, đạt 64,2% kế hoạch trung ương giao (46.956 tỷ đồng) và 56,7% kế hoạch thành phố giao (53.105 tỷ đồng). Ước thực hiện giải ngân năm 2023 được 48.600 tỷ đồng đạt 91,5% kế hoạch thành phố giao và 103,5% kế hoạch Chính phủ giao.

2023_10_06_17_03_dji_0475.jpg
Một góc quận Long Biên. (Ảnh: Mạnh Khánh)
tac-gia.jpg