Bài 2: Lò bún 40 năm tuổi đổi đời nhờ chiếc máy vạn năng

Mega Story - Ngày đăng : 09:45, 10/04/2024

Chưa nhập tóm tắtĐến phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, không khó để tìm thấy cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức - một biểu tượng của sự đổi mới và phát triển bền vững. Anh Trương ĐắcNguyện, chủ nhân hiện tại của cơ sở này, đã thực hiện một bước ngoặt lớn: Từ cuối năm 2022, anh bắt đầu sử dụng máy sấy năng lượng mặt trời để sấy bún.
Mega Story

Bài 2: Lò bún 40 năm tuổi đổi đời nhờ chiếc máy vạn năng

{Tên tác giả} 10/04/2024 09:45

Chưa nhập tóm tắtĐến phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, không khó để tìm thấy cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức - một biểu tượng của sự đổi mới và phát triển bền vững. Anh Trương ĐắcNguyện, chủ nhân hiện tại của cơ sở này, đã thực hiện một bước ngoặt lớn: Từ cuối năm 2022, anh bắt đầu sử dụng máy sấy năng lượng mặt trời để sấy bún.

cover-bai-2.jpg

Đến phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, không khó để tìm thấy cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức - một biểu tượng của sự đổi mới và phát triển bền vững. Anh Trương Đắc Nguyện, chủ nhân hiện tại của cơ sở này, đã thực hiện một bước ngoặt lớn: Từ cuối năm 2022, anh bắt đầu sử dụng máy sấy năng lượng mặt trời để sấy bún.

Thay đổi này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường mà còn giúp giảm giá thành sản xuất, mang lại doanh thu cao do cơ sở so với cách làm truyền thống trước đây.

titphu2.jpg

Với việc chuyển đổi từ phương pháp phơi nắng truyền thống sang sử dụng máy sấy năng lượng mặt trời hiện đại, cơ sở này đã đạt được bước tiến vượt bậc trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Câu chuyện của Huỳnh Đức không chỉ là minh chứng cho hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng công nghệ mới, mà còn là ví dụ điển hình trong việc hài hòa lợi ích kinh doanh và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam.

"Chúng tôi đã giảm được 60% chi phí sản xuất mỗi kg bún khô. Ngoài ra, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng được cải thiện đáng kể", anh Trương Đắc Nguyện (sinh năm 1993) vui vẻ khi đề cập đến chiếc máy sấy năng lượng mặt trời – bước ngoặt trong quá trình gần 40 năm phát triển của cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức.

anhghep2.jpg

Trước khi đầu tư hệ thống máy sấy bằng năng lượng mặt trời, anh Nguyện vẫn làm theo cách mà cha anh đã làm ra bún khô là phơi nắng. Tuy nhiên, qua một thời gian, anh phát hiện cách này vừa tốn nhân công, phải phụ thuộc vào thời tiết, tỉ lệ hao hụt cao và đặc biệt là khó kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi tìm hiểu nhiều dòng máy sấy trên mạng Internet, tình cờ anh biết đến chiếc máy sấy năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Giải pháp công nghệ thông minh ITS (máy sấy ITS). Đến tận nơi quan sát cách máy vận hành, anh Nguyện như khám phá ra “chìa khóa” thành công cho sản phẩm bún khô của mình.

Chàng doanh nhân trẻ quyết định lắp đặt chiếc máy sấy có công suất 3,1 kW tại xưởng sản xuất của Huỳnh Đức nằm trên Quốc lộ 1A, cùng ở thành phố Ngã Bảy. Tổng chi phí hết 600 triệu đồng, trong đó 50% được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Đó là một ngày đầu năm 2023, khi mẻ bún khô đầu tiên sấy từ máy ITS ra lò, nhìn từng lọn bún khô đều thẳng tắp, anh Nguyện biết mình đã đi đúng hướng, một bước tiến quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất từ sấy truyền thống sang phương pháp sử dụng năng lượng tái tạo.

Thạc sĩ Phan Văn Hiệp, giảng viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ (Trường Đại học Văn Hiến), Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp công nghệ thông minh ITS, là người đứng sau chiếc máy sấy ITS mà cơ sở Huỳnh Đức hiện đang sử dụng. Anh Hiệp chia sẻ về quá trình sáng chế: "Chúng tôi đã tìm ra cách tận dụng 'bẫy nhiệt mặt trời' để tăng nhiệt độ trong buồng sấy, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn."

anhghep3.png

Theo anh Hiệp, để phơi sấy các loại nông sản, thủy sản có hai cách là phơi nắng và sử dụng máy sấy nhiệt, vào mùa mưa chủ yếu dùng máy sấy. Hai phương pháp này đều có nhược điểm là máy sấy tốn tiền điện còn phơi nắng thì sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. Những trăn trở trên đã thôi thúc anh Hiệp tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy sấy ITS.

Với công nghệ sấy mới, máy sấy ITS giải quyết được nhiều vấn đề nan giải của các máy sấy đang có trên thị trường và có thể sấy được đa dạng các sản phẩm như thủy sản, nông sản, trái cây, thực phẩm, dược liệu, phụ phẩm nông nghiệp. Máy sấy ITS có thể sấy đa dạng sản phẩm với chi phí thấp. So với các máy sấy truyền thống, ITS chỉ cần 0,5kWh điện trong điều kiện có nắng và 2,5kWh nếu không có nắng.

Sản phẩm sau khi trải qua quy trình sấy vẫn giữ được chất dinh dưỡng, màu sắc đẹp hơn. Những sản phẩm cho ra có chất lượng đồng nhất và diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại.

quote2.jpg

Với mỗi kg bún được sấy từ máy ITS đã giúp anh Nguyện giảm được 60% giá thành sản xuất, qua đó tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, nếu như bún tươi chỉ bảo quản được 3 ngày thì bún khô lên đến 12 tháng, giúp khách hàng tiện lợi hơn khi sử dụng.

Từ ngày có được quy trình sản xuất khép kín, anh Nguyện mạnh dạn nhận thêm các đơn hàng lớn. Doanh thu từ các sản phẩm bún sấy khô của Huỳnh Đức hiện đạt từ 500 – 600 triệu đồng/tháng trong khi trước đó mỗi tháng chỉ đạt 100 – 150 triệu đồng, tức tăng gấp 4 – 5 lần so với trước. Cơ sở đang giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động, chủ yếu là lao động nữ với thu nhập từ 7 – 7,5 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, anh Nguyện rất chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bún của Huỳnh Đức được kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng/lần bởi cơ quan chuyên môn và nguyên liệu gạo cũng được lựa chọn kỹ lưỡng từ những địa chỉ uy tín. Mỗi năm, cơ sở này cung ứng ra thị trường hơn 1.300 tấn bún đạt chuẩn HACCP và ISO, bình quân hơn 100 tấn/tháng và bún khô Huỳnh Đức hiện đã có mặt ở hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

titphu1.jpg

Trong bức tranh phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm tại tỉnh Hậu Giang, cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức tại thành phố Ngã Bảy nổi bật lên như một ví dụ điển hình về sự đổi mới và bền vững.

“Làm doanh nghiệp tất nhiên mình phải nghĩ đến câu chuyện kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận thì khi mình sử dụng nguồn năng lượng sạch để làm ra sản phẩm thì còn giúp bảo vệ môi trường”, chàng trai thừa kế cơ sở Huỳnh Đức nói.

ghep5.png

Theo anh Nguyện, nếu đốt bằng củi hay các loại nhiên liệu khác như trước đây thì chi phí có thể thấp hơn nhưng về lâu dài sẽ gây tác hại cho môi trường bởi hoạt động này phát sinh rất nhiều khí thải độc hại. “Thông qua việc chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời – nguồn năng lượng được xem là năng lượng xanh vĩnh cửu, Huỳnh Đức mong muốn lan truyền thông điệp rằng các doanh nghiệp tương tự chúng tôi có thể suy nghĩ theo hướng sản xuất xanh hơn, sạch hơn để chúng ta có một môi trường sống trong lành, khỏe mạnh”.

Câu chuyện của cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức không chỉ là minh chứng cho sự đổi mới trong sản xuất, mà còn là bài học về sự phát triển bền vững. Việc áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời không chỉ giúp cơ sở tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế, mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và xã hội. Sự đổi mới này chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

"Đây là một bước tiến quan trọng trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Nó không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường." ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, nhận định về chiếc máy sấy năng lượng mặt trời mà cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức đang sử dụng.

Huỳnh Đức không chỉ dừng lại ở việc đổi mới công nghệ; họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, từ việc tặng tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc đóng góp sản phẩm cho các hộ gia đình cần trợ giúp. Sự kết hợp giữa công nghệ và trách nhiệm xã hội này đã tạo nên một mô hình kinh doanh không chỉ thành công về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

“Chúng tôi tin rằng mô hình này có thể được nhân rộng, không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính”, ông Trương Văn Chín nói.

Máy sấy ITS và sự sáng tạo của Huỳnh Đức mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất trù phú và giàu tiềm năng.

ghep6.png

Theo ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, qua thống kê cho thấy, năng lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình tại Hậu Giang đạt 4,3 - 4,9 kWh/m2/ngày, với số giờ nắng từ 2.200-2.500 giờ/năm; tốc độ gió khá, ở mức 6m/s; về nguồn nguyên liệu đầu vào cho phát triển năng lượng sinh khối, Tỉnh có nhiều phế phẩm nông nghiệp (trấu, rơm rạ, …) từ đó cho thấy Hậu Giang có rất nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo để phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại Hậu Giang hiện có 1.064 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 142,728 MWp phân bố trên 8 huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 162 hệ thống điện mặt trời trên mái trang trại nông nghiệp, công trình công nghiệp, xây dựng với tổng công suất 122,79 MWp, chiếm 86%) đã góp phần cung cấp nguồn vào lưới điện quốc gia bình quân hàng năm khoảng 165 triệu kWh (tương ứng số tiền 349 tỷ đồng bao gồm thuế giá trị gia tăng). Qua đó góp phần cung ứng điện đảm bảo ổn định, liên tục và an toàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sử dụng điện của người dân dân.

“Phần lớn các mô hình sản xuất ứng dựng năng lượng mặt trời đều mang lại hiệu quả, mang lại lợi nhuận kép cho người dân. Đó là cung cấp nguồn điện tại chỗ phục vụ sản xuất, đồng thời lượng điện dư thừa có thể bán lên lưới điện quốc gia giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí. Và lợi ích lâu dài của việc này chính là giúp giảm phát thải khí nhà kính, qua đó góp phần bảo vệ môi trường”, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang Nguyễn Quốc Toàn nhận định./.

Xin mời bấm vào link bài viết bên dưới để đọc Bài 3

tac-gia.png