Ngành dệt may: Nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, hướng đến kỷ nguyên xanh

Mùa xuân hội nhập - Ngày đăng : 10:05, 21/01/2025

Bước sang năm 2025 - một năm được dự báo là khó đoán định và nhiều thách thức bởi xung đột chính trị tại một số khu vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng với xu hướng bảo hộ gia tăng tại một số quốc gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 5%-6% so với năm 2024, đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp để vượt qua “sóng cả,” giữ vững vị thế là cường quốc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.
Mùa xuân hội nhập

Ngành dệt may: Nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, hướng đến kỷ nguyên xanh

{Tên tác giả} 21/01/2025 10:05

Bước sang năm 2025 - một năm được dự báo là khó đoán định và nhiều thách thức bởi xung đột chính trị tại một số khu vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng với xu hướng bảo hộ gia tăng tại một số quốc gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 5%-6% so với năm 2024, đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp để vượt qua “sóng cả,” giữ vững vị thế là cường quốc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

2-1-.png

Năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp với sự hỗ trợ tích cực và đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng các giải pháp về xúc tiến thương mại, thị trường.

Bước sang năm 2025 - một năm được dự báo là khó đoán định và nhiều thách thức bởi xung đột chính trị tại một số khu vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng với xu hướng bảo hộ gia tăng tại một số quốc gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu từ 5%-6% so với năm 2024, đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp để vượt qua “sóng cả,” giữ vững vị thế là cường quốc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

LINH HOẠT TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Năm 2024, ngành Dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 44 tỷ USD, tăng gần 11% so với năm 2023, trong đó các doanh nghiệp tên tuổi như May 10, Phong Phủ, Việt Tiến… đều có sự “bứt phá” trong hoạt động sản xuất-kinh doanh nhờ linh hoạt các giải pháp về thị trường, đón đầu xu hướng tiêu dùng bền vững.

Chia sẻ về kết quả sản xuất-kinh doanh, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết nhờ áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, đơn vị đã duy trì mức tăng trưởng ổn định, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, trong đó, đơn vị luôn tiên phong trong việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, ứng dụng phần mềm trong quản lý và trang bị nhiều thiết bị hiện đại của các nước trên thế giới để tăng tính tự động hóa cao, nâng cao năng suất lao động.

anh-1.jpg
Doanh nghiệp dệt may áp dụng công nghệ mới tăng năng suất lao động. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Để “phủ sóng” thị trường, May 10 tiếp tục mở rộng và phát triển dòng hàng chủ lực như sơmi, veston; nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, tiếp tục nghiên cứu các đơn hàng có yêu cầu cao như đơn hàng giặt, đơn hàng của các nhãn hàng thời trang trung và cao cấp, phát triển các khách hàng và thị trường mới.

Ngoài ra, May 10 cũng đã tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, tăng tốc độ phát triển mẫu, áp dụng rộng rãi thiết kế sản phẩm trên phần mềm 3D, đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo lao động, bố trí sản xuất linh hoạt, hiệu quả. Qua đó, năng suất bình quân đầu người tăng 5,5% so với năm 2023.

Nhờ đồng bộ nhiều giải pháp, năm 2024, tổng doanh thu của May 10 đạt 4.699 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch, tăng 10% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt 131,5 tỷ đồng, tăng 14% so với kế hoạch, tăng 7% so với năm 2023.

Còn theo bà Nguyễn Hồng Liên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex), năm 2024, trong bối cảnh kinh tế nhiều quốc gia suy thoái, Huegatex vẫn đạt doanh thu trên 1.950 tỷ đồng (vượt 101,6% so với kế hoạch năm), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 109,7 triệu USD.

Có được kết quả này theo bà Liên, Huegatex là một trong số ít đơn vị có khả năng tự chủ cung ứng một phần nguyên liệu cho ngành may, nhất là may xuất khẩu. Với đội ngũ nhân sự cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề ở cả 4 ngành sản xuất sợi-dệt-nhuộm-may, đủ để doanh nghiệp tự tin phát triển, mở rộng quy mô khi có yêu cầu từ Tập đoàn và cơ hội từ thị trường kinh doanh.

“Doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư, phát triển, kiên định với mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của các thương hiệu thời trang lớn, đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng, có hệ thống quản trị hiện đại, phát triển bền vững, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu,” đại diện Huegatex cho hay.

anh-2.jpg
Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong top đầu thế giới. (Ảnh minh họa: Đức Duy/Vietnam+)

Với ngành sợi, nhiều doanh nghiệp cũng tạo được sự bứt phá nhờ thích ứng linh hoạt với biến động của thị trường. Bà Trương Thị Ngọc Phương, Giám đốc điều hành Tổng công ty cổ phần Phong Phú chia sẻ, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ngành sợi, nhưng sự nỗ lực của tập thể người lao động đã giúp đơn vị về đích với tổng doanh thu 2.550 tỷ đồng, tăng 20,7% và lợi nhuận trước thuế đạt 352 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2023.

“Năm 2025, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận 355 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư cho tự động hóa, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiết giảm chi phí,… nhằm thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng xuất khẩu hàng hóa,” đại diện doanh nghiệp này cho hay.

Có thể thấy, ngành Dệt may trong năm vừa qua đã chịu nhiều tác động của thị trường toàn cầu, từ sự thay đổi của đơn hàng đến việc gia tăng những bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới, song nhờ việc chủ động và thích ứng một cách linh hoạt đã tạo ra ưu thế lớn giúp ngành Dệt may Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng.

Nhìn lại chặng đường vừa trải qua, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, nếu như năm 2023 ngành Dệt may Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm lần đầu tiên sau 30 năm (với mức giảm trên 11%) thì áp lực này tiếp tục kéo dài tới quý 2/2024.

Nguyên nhân là do kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát tăng, bất ổn chính trị căng thẳng hơn, nhiều điểm nóng phát sinh, từ đó dẫn tới việc cầu dệt may không tăng, đơn hàng nhỏ lẻ, trong khi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và chất lượng, thời gian giao hàng nhanh, đặc biệt đơn giá đầu năm vẫn cực kỳ thấp.

Tuy nhiên, đến 6 tháng cuối năm 2024 thị trường bất ngờ “đảo chiều” với ngành Dệt may, trong đó một số “đối thủ” của Dệt may Việt Nam như Bangladesh bất ổn về chính trị, đình công, bãi công, biểu tình… nên các đơn hàng chuyển hướng và Việt Nam là một trong những điểm ưu tiên được lựa chọn. Do đó, từ tháng Bảy đơn hàng dồi dào hơn, giá cải thiện hơn một chút.

Năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp với sự hỗ trợ tích cực và đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng các giải pháp về xúc tiến thương mại, thị trường.

Tương tự với ngành sợi, bằng nhiều giải pháp quyết liệt trong quản trị sản xuất, tiết giảm chi phí, áp dụng hệ thống quản trị mới, linh hoạt trong chuyển đổi mặt hàng, tìm kiếm thị trường ngách với mặt hàng mang tính khác biệt, vì thế 6 tháng cuối năm ngành này đã có những cải thiện rõ rệt. Đại diện Vinatex cho hay về tổng thể ngành sợi của Tập đoàn năm 2024 có lỗ nhưng chỉ bằng 10% của năm 2023, tức là giảm lỗ tới 90% so với năm 2023. Từ hai kết quả của ngành may và sợi, năm 2024 lợi hợp nhất của Tập đoàn tăng 35-36%, đạt khoảng 740 tỷ đồng.

“Năm 2024, Vinatex đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch mà đại hội cổ đông giao trong kỳ họp tháng 6/2024 với doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỷ đồng, bằng 102,8% so với năm 2023; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, bằng 137,5% so với năm 2023,” ông Cao Hữu Hiếu thông tin.

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU XANH HÓA CHUỖI SẢN XUẤT

Có thể thấy, sau khoảng 30 năm kể từ thời điểm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, ngành dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Đơn cử, những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ khoảng hơn 1 tỷ USD thì đến 2024 đã lên tới gần 44 tỷ USD.

Như vậy, chỉ sau 3 thập kỷ, từ một nước gần như không có vị trí trên bản đồ dệt may thế giới, Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ ba thế giới, đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của đất nước.

Tuy nhiên, để tạo được cho mình những chuỗi giá trị bền vững thì ngành Dệt may Việt Nam cần có những bước đi chiến lược rõ mục tiêu, trọn giải pháp, tinh nguồn lực.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, dệt may là sản phẩm không bị thay thế và luôn luôn có nhu cầu cũng như thị trường. Mặc dù có thể giảm số lượng sử dụng, nhưng yêu cầu chất lượng và giá trị cao lên, song điều này đang là ưu thế của Việt Nam, bởi trình độ tay nghề có thể sản xuất được đơn hàng khó, chất lượng cao.

anh-4.jpg

Năm 2025, dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu từ 47-48 tỷ USD

Trong bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam đang chuyển mình, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh “bí quyết” cho sự thành công là việc kết hợp giữa đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ hiện đại và phát triển bền vững trong xu thế sản xuất xanh.

Cùng nhấn mạnh nội dung này, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, cuộc cách mạng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trong sản xuất đang tạo ra áp lực kép, buộc doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời cả hai hoặc bị đào thải.

Bên cạnh đó, nhà mua hàng hiện nay không chỉ khuyến khích mà đã yêu cầu các nhà máy tham gia chuỗi cung ứng phải đạt tiêu chuẩn xanh. Điều này khiến doanh nghiệp phải đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ, hệ thống quản trị với chi phí không hề nhỏ, trong khi giá bán sản phẩm lại không tăng, thậm chí giá xuất khẩu sang Mỹ còn đi xuống.

anh-3.jpg
Áp dụng đổi mới sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Do đó, để đạt tăng trưởng 10% trong năm 2025, đại diện Vitas khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may cần đầu tư nhiều hơn vào cải tiến, tài chính, nhân lực và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong khi đó, với ngành sợi sẽ cạnh tranh quyết liệt về giá cả, khi chi phí chế biến ngày càng tăng cao và còn ít dư địa cắt giảm chi phí, do đó, để đạt được các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, các chuyên gia cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần tập trung vào ba trụ cột chính, đó là đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường quản trị chuỗi cung ứng./.