Dược liệu: Hướng đi ‘lợi trăm đường’ để phát triển kinh tế dưới tán rừng

Mega Story - Ngày đăng : 19:55, 12/05/2023

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống - dưới sự quản lý của Tập đoàn TH - là một trong những điểm sáng góp phần thay đổi diện mạo miền Tây xứ Nghệ khi đã giúp người dân trở thành những người thu hái thảo dược ‘có trách nhiệm,’ cung cấp nguồn dược liệu quý, chuẩn hoàn toàn tự nhiên, cho TH làm ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người...
Mega Story

Dược liệu: Hướng đi ‘lợi trăm đường’ để phát triển kinh tế dưới tán rừng

{Tên tác giả} 12/05/2023 19:55

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống - dưới sự quản lý của Tập đoàn TH - là một trong những điểm sáng góp phần thay đổi diện mạo miền Tây xứ Nghệ khi đã giúp người dân trở thành những người thu hái thảo dược ‘có trách nhiệm,’ cung cấp nguồn dược liệu quý, chuẩn hoàn toàn tự nhiên, cho TH làm ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người...

1(1).png

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống - dưới sự quản lý của Tập đoàn TH - là một trong những điểm sáng góp phần thay đổi diện mạo miền Tây xứ Nghệ khi đã giúp người dân trở thành những người thu hái thảo dược ‘có trách nhiệm,’ cung cấp nguồn dược liệu quý, chuẩn hoàn toàn tự nhiên, cho TH làm ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người...

Theo các chuyên gia, mô hình doanh nghiệp phối hợp cùng người dân khai thác, bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm dưới tán rừng cần được nhân rộng, một mặt giúp người dân vùng khó cải thiện sinh kế, mặt khác sẽ giúp các cây thuốc quý tránh bị “tuyệt diệt” bởi nạn khai thác bừa bãi, đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng.


2(1).png

Đổi thay ở miền biên viễn

Trên con đường đẹp như tranh thủy mặc dẫn vào các xã vùng cao miền Tây xứ Nghệ, nhiều người khách vài năm quay lại không khỏi trầm trồ ngạc nhiên về sự “thay da đổi thịt” nơi đây.

Gạt giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chị Lầu Y Dở nở nụ cười thật tươi, kể rằng trước kia, đời sống của chị và gia đình khó khăn do thu nhập bấp bênh, nay mỗi tháng có tiền lương ổn định. Công việc theo giờ hành chính, phù hợp với sức khỏe của chị em phụ nữ.

mega story | vietnamplus

Những dãy núi trùng điệp bao quanh khu vực xã Mường Lống, Huổi Tụ trở thành nơi mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân khi tiềm năng dược liệu được đánh thức.

Mặc trên mình bộ đồ bảo hộ trắng tinh, như những công nhân lành nghề thực thụ, chị Lầu Y Dở (40 tuổi) tay thoăn thoắt xếp những lát nấm linh chi đã được sấy khô cho vào bao bì với động tác thuần thục.

Gạt giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chị Lầu Y Dở nở nụ cười thật tươi, kể rằng đã vào làm tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống được 5 năm nay. Trước kia, đời sống của chị và gia đình khó khăn do thu nhập bấp bênh, nay mỗi tháng có tiền lương ổn định. Công việc theo giờ hành chính, phù hợp với sức khỏe của chị em phụ nữ.

Gia đình chị Cử Y Tòng ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống từng quen với tập quán du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy, nhưng từ khi dự án của Tập đoàn TH triển khai tại địa phương, chị và bà con được hướng dẫn thu hái dược liệu đúng cách, TH thu mua toàn bộ. Nhờ đó chị cũng có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

81ca95f1e76936376f78.jpg

“Trước kia, ốm đau chúng tôi mới lên rừng tìm cây thuốc, hoặc hái bán cho thầy lang, một số loại quý như tam thất, linh chi... thì đem bán cho thương lái nhưng thu nhập bấp bênh. Khi Tập đoàn TH tới đây, đời sống của chúng tôi khá hơn trước rất nhiều, không còn phải lo cái ăn, cái mặc nữa. Bây giờ, người dân phải bảo vệ rừng, giữ rừng để cây dược liệu phát triển tốt để khai thác bán cho công ty, tăng thu nhập,” chị Cử Y Tòng phấn khởi tâm sự.

Chị Lầu Y Sì (ở xã Huổi Tụ) phấn khởi cho hay, mấy năm nay nhờ việc thu hái linh chi và được Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống thu mua ổn định nên cuộc sống của gia đình chị dư dả hơn. Hằng năm chị có thể sắm sửa những vật dụng như tivi, tủ lạnh, xe máy… và trang trải cuộc sống bớt phần khó khăn hơn.

Ông Lầu Bá Chò - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Lống chia sẻ tới mùa thu hái thảo dược, bà con đi vào rừng tìm cây thuốc, khai thác có kỹ thuật để bán cho TH, tăng thêm thu nhập. Thời gian tới, xã sẽ phối hợp với TH để trồng một số loại dược liệu dưới tán rừng, từng bước phát triển kinh tế...


Hướng đi hứa hẹn

Nhớ lại những ngày đầu gian khó, Anh hùng Lao động Thái Hương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cho hay xuất phát điểm đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực thảo dược của bà là ý thức, tầm nhìn vì sức khỏe cộng đồng.

4_thu-hai-nam-linh-chi-tu-nhien-da-giup-ba-con-nang-cao-y-thuc-bao-ve-rung-va-co-nguon-thu-nhap-tot.jpg

Trong 10 năm qua, dấu chân của người đứng đầu Tập đoàn TH đã mòn trên các vùng đất miền biên viễn xứ Nghệ. Bà đã từng bước xây dựng và thực hiện làm kinh tế dưới tán rừng, bảo tồn và phát triển nhiều loại thảo dược quý hiếm.

mega story | vietnamplus

Trong 10 năm qua, dấu chân của người đứng đầu Tập đoàn TH đã mòn trên các vùng đất miền biên viễn xứ Nghệ. Bà đã từng bước xây dựng và thực hiện làm kinh tế dưới tán rừng, bảo tồn và phát triển nhiều loại thảo dược quý hiếm.

Thành quả đến ngày hôm nay, Tập đoàn TH- thông qua Công ty cổ phần dược liệu TH (TH Herbals) đã phát triển được một vùng dược liệu tại Nghệ An quy mô khoảng 250 ha. Dưới tán rừng và quanh bìa rừng tại Mường Lống, Huổi Tụ... là bạt ngàn những vùng chuyên canh gấc, lạc tiên, bảy lá một hoa, sâm bạch quả, lan thạch hộc, hà thủ ô đỏ,…. TH Herbals bảo tồn được nhiều loài thảo dược quý, có loài tưởng chừng đã biến mất, như tam thất bắc, đương quy, đẳng quy, ngũ gia bì, bảy lá một hoa (thất diệp nhất chi hoa), lan thạch hộc tía, sâm Puxailaileng… Dự án chuyên canh dành riêng cho loại thảo dược quý hiếm (như Lan thạch hộc tía) đang được triển khai tại huyện Kỳ Sơn và các địa phương khác đã giữ gìn, phát triển được trên 30 loại.

13.jpg

Anh hùng Lao động Thái Hương cho hay với định hướng chiến lược và tầm nhìn sâu rộng, Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống đã góp phần tạo dựng, lưu giữ hệ sinh thái rừng và làm kinh tế dưới tán rừng theo 2 phương pháp: Thu hái thảo dược hữu cơ tự nhiên một cách khoa học, bền vững và trồng các thảo dược theo hướng hữu cơ dưới tán rừng, từ đó, góp phần mang đến cho địa phương những đổi thay tích cực.

Với mô hình bảo tồn và phát triển cây dược liệu, Tập đoàn TH đã và đang tiếp tục khẳng định giá trị và sứ mệnh của một doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt khai phá những miền đất “mới” trong phát triển ngành dược liệu nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung.


Cần sự vào cuộc đồng bộ nhiều cấp, ngành

Ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho hay để phát triển các vùng trồng dược liệu và phát triển thành các chuỗi giá trị từ liên kết vùng trồng, chế biến, phát triển thị trường vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng. Doanh nghiệp sẽ tạo động lực thu hút, xây dựng những vùng nguyên liệu và liên kết với người dân đồng thời doanh nghiệp cũng là đối tượng đầu tư các dây chuyền, nhà máy chế biến sản xuất và đặc biệt là chế biến sâu trên cơ sở đó sẽ nâng cao giá trị và tạo công ăn việc làm, tạo thành động lực phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng.

Anh hùng Lao động Thái Hương chia sẻ những năm qua, các lãnh đạo tỉnh Nghệ An xây dựng các chính sách rất tốt, tin tưởng và đồng hành với doanh nghiệp. Theo bà, một doanh nghiệp để thành công, ngoài năng lực về tài chính, năng lực quản trị thì vai trò hỗ trợ của chính quyền đặc biệt quan trọng.

Có một “bí quyết” đó là khi đất nông lâm trường không có hiệu quả phải trả về cho địa phương, địa phương không trả về cho người dân vì nông dân không có khả năng làm thị trường, không có khả năng canh tác theo công nghệ hiện đại mà họ chỉ làm theo phương thức truyền thống và manh mún, do đó không tạo ra được nguồn lực để phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu đủ lớn.

mega story | vietnamplus

“Để thành công trong lĩnh vực phát triển sản xuất về nông nghiệp, tôi đã tổng kết rất sâu sắc đó là cần sự chung tay của chính quyền và người dân. Ngay từ khi lập dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, tôi không lấy đất của nông dân mà tiếp nhận đất của nông lâm trường không hiệu quả. Thực tế, năm 2009, Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của chúng tôi cũng đã làm như vậy,” Bà Thái Hương cho hay.

Nhà sáng lập Tập đoàn TH phân tích trong việc phát triển nông nghiệp cũng như làm kinh tế dưới tán rừng, có một “bí quyết” đó là khi đất nông lâm trường không có hiệu quả phải trả về cho địa phương, địa phương không trả về cho người dân vì nông dân không có khả năng làm thị trường, không có khả năng canh tác theo công nghệ hiện đại mà họ chỉ làm theo phương thức truyền thống và manh mún, do đó không tạo ra được nguồn lực để phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu đủ lớn. Mô hình này đã được Tập đoàn TH triển khai và đang thực hiện tại một số xã của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, trong đó điển hình nhất là mô hình trồng và phát triển thảo dược ở Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống đang phát huy hiệu quả.

cover-bai3-th-23-.png

Nhớ lại những ngày đầu gian khó, ông Trịnh Hiền Trung - Tổng Giám đốc TH Herbals chia sẻ khi tiếp quản Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống từ Trạm Dược liệu Mường Lống, trạm có một hệ thực vật rất là nghèo nàn, đa dạng sinh học kém. Sau khi làm chủ, TH đã phải chọn lọc những nguồn gene và cây thuốc, bài thuốc theo kinh nghiệm cộng đồng quý giá còn sót lại và tìm cách nhân giống lên để tạo thành các sản phẩm hàng hóa phục vụ cộng đồng.

Ông Thò Bá Rê - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho hay huyện đang hướng tới thay đổi trong tư duy phát triển kinh tế của người dân đi theo hướng du lịch phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, gắn liền với bảo vệ rừng, bảo vệ đầu nguồn. Khi có doanh nghiệp hướng về Kỳ Sơn, cấp ủy và chính quyền địa phương sẽ phát triển nhiều hạng mục kèm theo với phát triển cây dược liệu…

Thực tế, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, xây dựng các khu bảo tồn, khai thác dược liệu quý hiếm, đặc trưng của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Với mô hình bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), Tập đoàn TH đã và đang tiếp tục khẳng định giá trị và sứ mệnh của một doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt khai phá những miền đất “mới” trong phát triển ngành dược liệu nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung. Đặc biệt, các vùng trồng dược liệu “sạch” thuần Việt Nam đang từng bước được hình thành và mở rộng theo nguyên tắc đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe. Hiện, tập đoàn TH đang triển khai cách làm này trên diện tích khoảng 15.000 ha trong cả nước.

8_-ra-mat-tra-thao-duoc-tui-loc-th-true-herbal-thang-9.2022-.jpg

Việt Nam có tiềm năng với hơn 14,2 triệu hecta rừng và đặc biệt trong đó có các hệ sinh thái rừng tự nhiên. Những năm qua, Chính phủ cam kết mạnh mẽ trong việc tham gia vào các công ước quốc tế nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và chống nước biển dâng. Do đó, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội các vùng đồng bào miền núi gắn với bảo vệ rừng nói chung và phát triển kinh tế dưới tán rừng nói riêng là những chủ trương, định hướng lớn được Quốc Hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.

63b7ed4774dfa581fcce.jpg

Đến nay, một chặng đường dài và vất vả, “con đường thảo dược của TH” đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhân lực, địa hình, đường xá, thời tiết thiên tai… đã thể hiện sự hiệu quả. Người dân ở các xã và huyện vùng cao đều tham gia vào chuỗi sản xuất này để thực hiện trồng cây dược liệu dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là sẽ thay đổi nhận thức cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, để phát triển kinh tế dưới tán rừng một cách rộng khắp hơn nữa, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho các vùng đất nông lâm nghiệp để khai hoang phục hóa, bảo tồn và khai thác dược liệu... từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc giữ rừng để việc cải thiện sinh kế của chính mình, đem lại lợi ích to lớn cho xã hội./.

vie-3-.png

Tác giả: Thùy Giang
Ảnh: Lê Minh Sơn
Thiết kế: Thanh Trà