Trong căn phòng ấm cúng được bài trí gọn gàng, xanh mát giữa lòng Thủ đô, những câu chuyện của chúng tôi với người phụ nữ có nụ cười phúc hậu, tâm thế đầy nhiệt huyết và đam mê ‘làm cho đất nở hoa’ ấy cuối cùng vẫn ‘ngả’ về việc làm thế nào để khiến Mẹ Thiên nhiên đem lại sức khỏe cho những người con đất Việt.
Trên những đỉnh núi, dưới tán rừng của miền biên viễn cực Tây xứ Nghệ (xã Na Ngoi và xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn) là bạt ngàn những vùng bảo tồn, nhân giống các thảo dược quý hiếm như lan thạch hộc tía, tam thất Bắc,... Thậm chí, có những loài thảo dược quý từng có nguy cơ biến mất như sâm bảy lá một hoa (thất diệp nhất chi hoa), sâm Puxailaileng… cũng đang được hồi sinh mạnh mẽ.
Có được một “thiên đường thảo dược” giữa nhân gian ấy là biết bao tâm sức, mồ hôi của những người TH. Họ đã không quản nhọc nhằn, cùng người dân nơi đây tìm cách ‘đánh thức’ kho báu đã ngủ quên dưới tán rừng thâm u. Và, dấu chân tiên phong trong ‘cuộc cách mạng’ thảo dược chính là của Anh hùng Lao động Thái Hương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH.
Trong căn phòng ấm cúng được bài trí gọn gàng, xanh mát giữa lòng Thủ đô, những câu chuyện của chúng tôi với người phụ nữ có nụ cười phúc hậu, tâm thế đầy nhiệt huyết và đam mê ‘làm cho đất nở hoa’ ấy cuối cùng vẫn ‘ngả’ về việc làm thế nào để khiến Mẹ Thiên nhiên đem lại sức khỏe cho những người con đất Việt.
Anh hùng Lao động Thái Hương: Nhân duyên tôi làm sữa tươi sạch thì mọi người đã biết: Tôi xem truyền hình thấy sữa nhiễm Melamine, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Điều này đã thôi thúc tôi cần phải làm ra sữa sạch trên đồng đất Việt Nam.
Việt Nam rất tươi đẹp, có “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” mà ta chưa tận dụng triệt để. Không những thế, có câu cửa miệng chúng ta thường nói là “bệnh từ miệng mà ra”, vấn nạn an toàn thực phẩm tràn lan, thông tin khắp các mặt báo. Từ đó, một câu hỏi luôn thường trực trong đầu tôi là: Làm sao để khai thác triệt để những gì thiên nhiên ban tặng để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Và hiện chúng tôi đã có hàng trăm loại sản phẩm từ sữa tươi sạch, đồ uống tốt cho sức khỏe hoàn toàn từ thiên nhiên, trà từ thảo dược, vì sức khỏe cộng đồng.
Có một điều nữa mà ít người biết là tôi rất yêu thích thiên nhiên và những công việc liên quan tới đồng ruộng. May mắn là tôi được sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, điều này đã hun đúc và nuôi dưỡng cho tâm hồn tôi có những ước mơ, hoài bão và một khát vọng cháy bỏng là làm thế nào để quê mình - đại diện cho vùng nông thôn Việt Nam, miền núi cũng như miền xuôi- có được cuộc sống đỡ lam lũ.
Về cơ duyên với thảo dược, bạn đã thấy đấy, bất cứ nơi nào tôi ngồi làm việc cũng có rất nhiều sách. Sách về thảo dược được xếp vào hạng sách quý, đặc biệt khi đọc xong những quyển sách như “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, quyển “Dược thảo toàn thư” của Andrew Chevallier… tuy thực sự tôi cũng không hiểu hết, nhưng tựu chung tôi hiểu cây cỏ rất quý, rau có thể làm thảo dược, thảo dược có thể làm rau. Và tôi đã đúc kết thành một câu “Hãy trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ mình tất thảy.”
Anh hùng Lao động Thái Hương: Việt Nam là nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng, được xếp hạng 16 trong số 25 nước có đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao gắn liền với chỉ dẫn địa lý Việt Nam (sâm Ngọc Linh, Gấc, Nghệ, …).
Việt Nam đã từng là quốc gia xuất khẩu dược liệu trong quá khứ, là một quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Người dân có truyền thống và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc.
Tuy nhiên, một thời gian dài các cây thuốc quý bị khai thác kiểu “tận diệt” để bán cho nước ngoài. Các thương lái nước ngoài mua dược liệu thô của Việt Nam với giá rẻ. Họ chiết xuất và bán tinh chất với giá cao, còn bã dược liệu thì bán ngược trở lại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam nhập khẩu “dược liệu rác” đã bị chiết hết hoạt chất; sử dụng dược liệu kém chất lượng – không còn tác dụng; không được hưởng lợi trên mảnh đất của mình, tự làm cạn kiệt nguồn tài nguyên phong phú của mình.
Tôi từng nói, người dân Việt Nam đang sống trên kho tàng vô giá dược liệu Việt nhưng lại không biết cách khai thác và giữ gìn nó, và đang phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Từ nỗi đau ấy, tôi và các nhóm chuyên gia thường trao đổi với nhau về việc này và quyết tâm cần phải xây dựng cho Việt Nam một con đường thảo dược, xây dựng các sản phẩm quốc gia từ thảo dược, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Anh hùng Lao động Thái Hương: Thực sự tôi chưa có điều kiện tìm hiểu các doanh nghiệp khác, riêng TH, tôi có 2 hướng rất rõ ràng:
Thứ nhất là hái lượm tự nhiên theo hướng hữu cơ.
Thứ hai là trồng mới và khôi phục thảo dược bản địa theo hướng hữu cơ dưới tán rừng. Cụ thể:
Đối với rừng đặc dụng: giao lại cho bà con tại địa phương hái lượm tự nhiên, TH thu mua và chế biến, xây dựng thương hiệu, đưa ra thị trường.
Đối với rừng phòng hộ, thuê môi trường rừng: cũng giao cho người dân hái lượm tự nhiên và giao cho doanh nghiệp trồng mới những khoảng trống.
Đối với rừng sản xuất, thuê đất của Nhà nước (lấy từ các nông lâm trường quản lý đất không hiệu quả - đã giao về cho địa phương để địa phương giao lại cho doanh nghiệp): Trồng mới theo công nghệ cao, trồng đa tầng gồm cây lâm nghiệp, cây gỗ lâu năm, cây ăn quả có tính chất lâm nghiệp và thảo dược dưới tán rừng.
Sau đó là một quy trình khép kín, từ sơ chế đến chế biến và sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm theo công nghệ cao.
Anh hùng Lao động Thái Hương: Chúng tôi chưa hài lòng. Tại Mường Lống, mới chỉ là bước đầu, nhưng để được ngày hôm nay, các bạn thấy là chúng tôi đã phải trồng thử nghiệm 5-7 năm qua. Bây giờ cần phải nhân rộng ít nhất là 2.000 ha trên đỉnh Puxailaileng. Nhà máy chế biến TH đã có rồi. Tiếp theo chúng tôi làm thương hiệu, đưa ra thị trường. Bộ 5 sản phẩm trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL đã ra mắt thị trường tháng 9/2022, là bước đầu tiên các bạn thấy.
Đề án hái lượm tự nhiên giao cho người dân đã có hiệu quả. Chính việc hái lượm thảo dược tự nhiên từ các rừng đặc dụng đã đem đến một điều đáng mừng. Trong vài năm qua, nhiều người dân bản địa không phá rừng và các bạn có thể thấy trong thước phim tư liệu có hình ảnh người dân mang sau lưng chiếc gùi và trả lời nhà báo là “ta không phá rừng nữa…”
Họ đi vào sâu trong rừng, giữ rừng, hái lượm thảo dược để cung cấp cho Tập đoàn TH. Khi đồng hành với những người dân vùng cao, đặc biệt khi nhìn vào ánh mắt của họ tôi thấy một niềm hạnh phúc, an yên khi cuộc sống từng bước được cải thiện.
- Anh hùng Lao động Thái Hương: Hiện nay, rừng của chúng ta có 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Có nhiều khu vực xưa kia là rừng nhưng nay do người dân đã chặt phá, lũ lụt đã cuốn trôi nên chẳng còn rừng nữa.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc đầu tiên là cần điều tra thực trạng về rừng, lập lại bản đồ thực trạng về rừng. Khi có bản đồ rồi, ta sẽ có những chính sách phù hợp cho từng loại rừng. Chẳng hạn với phần diện tích rừng đã bị mất, chúng ta nên ứng xử như thế nào?
Cũng cần phải có doanh nghiệp có tâm và tầm sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đưa nông dân địa phương vào chuỗi sản xuất làm kinh tế dưới tán rừng, giúp họ làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
Hiện nay, việc làm nông nghiệp, làm kinh tế dưới tán rừng đang được Chính phủ và chính quyền của các tỉnh, huyện tạo nhiều điều kiện, cơ chế khuyến khích để hỗ trợ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp nên cùng kiến tạo trong hành trình này bởi một cánh chim không thể làm nên mùa xuân.
Nhiều người dân, nhiều doanh nghiệp cùng yêu đất, yêu rừng như TH yêu thì Việt Nam mới “nở hoa” được.
Tác giả: Thùy Giang
Ảnh: Lê Minh Sơn | Video: Minh Hiếu
Thiết kế: Thanh Trà