cover-web.jpg
1.jpg

Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ hàng đầu cả nước trong khám và điều trị và phẫu thuật ngoại khoa, nội khoa thần kinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

2.jpg

Hiện nay Trung tâm có 3 khoa: Khoa Phẫu thuật Thần kinh I, Khoa Phẫu thuật Thần kinh II, Khoa Nội - Hồi sức Thần kinh.

3.jpg

Trung tâm hiện có hơn 20 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ cùng hơn 100 cán bộ nhân viên công tác. Nơi đây cũng sở hữu 200 giường bệnh điều trị cho hơn 10.000 lượt bệnh nhân nội trú, trên 5.000 ca mổ mỗi năm.

4.jpg

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Xuân là bác sỹ chuyên khoa thần kinh hàng đầu của trung tâm. Anh hiện là Phó trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Việt Đức.

5.jpg

Một ngày công việc của anh cùng các đồng nghiệp sẽ bắt đầu từ 6 giờ 30. Bác sỹ Xuân sẽ chuẩn bị bệnh án, đi thăm bệnh nhân các buồng cùng với đó sẽ giao ban và tiến hành hội chẩn. Để chuẩn bị cho ca mổ, bác sỹ Xuân và các đồng nghiệp đã phải lên kế hoạch từ trước đó một hôm.

6.1.jpg

Khoảng 9 giờ sáng, anh đã chuẩn bị cho ca mổ đầu tiên. Đội ngũ y bác sỹ sẽ tiến hành ca mổ nội soi cho bệnh nhân 66 tuổi ở Hoài Đức Hà Nội.

8.jpg

Các bác sỹ tại Trung tâm phẫu thuật Thần kinh mỗi ngày sẽ tiến hành phẫu thuật khoảng 30 ca. Trung tâm hiện có 6 phòng mổ Thần kinh và 2 phòng mổ cấp cứu sọ não. Các phòng mổ hoạt động liên tục suốt ngày đêm.

9.jpg

Bệnh nhân có u tuyến yên gây suy tuyến yên khiến cho mắt bị mờ nhanh, thị lực chỉ còn 1/10. Khối u trong não của bệnh nhân có đường kính 3cm. Các bác sỹ sẽ tiến hành mổ nội soi qua đường mũi trong hơn 1 tiếng.

10.jpg

Theo bác sỹ Xuân, có những ca mổ chỉ khoảng 1 tiếng là xong nhưng có những ca mổ khó phải mất từ 15-21 tiếng. Những lúc ấy anh cùng các đồng nghiệp lại động viên nhau để giúp bệnh nhân có được một cuộc đời mới.

11.jpg

Nhiều phòng mổ, các bác sỹ còn bật cả nhạc lên nghe để giảm tải căng thẳng. Bình thường 4 giờ hết giờ làm nhưng đa số kíp mổ bước ra khỏi phòng, đồng hồ đã chỉ 9 - 10 giờ đêm.

12.jpg

Các bác sỹ phải tập trung cao độ, không một chút ngơi tay vì chỉ cần sai sót một chút thôi sẽ đánh đổi bằng những di chứng không thể lường trước được thậm chí cả mạng sống của bệnh nhân.

13.3.jpg

Các y bác sỹ hàng ngày phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp ấy. Dù đã "cầm dao" được tròn 20 năm, mỗi ca mổ bác sỹ Xuân vẫn phải tập trung cao độ. Anh chia sẻ, mổ nhiều đã thành thói quen không thấy căng thẳng lắm.

14.jpg

Khoảng 1 tiếng sau, khối u trong não của bệnh nhân có đường kính 3cm đã được cắt bỏ. Đến lúc này, cả phòng mổ đồng loạt thở phào vì ca mổ thành công tốt đẹp.

15.jpg

Bác sỹ Xuân chia sẻ, học chuyên khoa về thần kinh bao giờ cũng học dài nhất, công việc căng thẳng và vất vả. Các bác sỹ phải được đào tạo lâu hơn vì nếu sai sót thì di chứng trên bệnh nhân rất nặng. Ở Việt Nam để được mổ những ca nặng các bác sỹ phải mất mười mấy năm.

16.jpg

Năm 2022 là cao điểm tại Trung tâm, các y bác sỹ tại đây đã tiến hành mổ cho 7-8000 ca bệnh.

17.jpg

Bác sỹ Xuân được nhiều đồng nghiệp trìu mến đặt cho biệt danh "Xuân thần chết" vì anh đã cứu hàng nghìn ca cận kề cõi chết được sống lại.

18.1.jpg

Khoa hồi sức tại Trung tâm được chia làm 2 phòng. Bình thường sau khi phẫu thuật xong bệnh nhân sẽ được về phòng chăm sóc trong ngày, bệnh nhân nặng sẽ được nằm qua đêm.

19.jpg

Vừa nghỉ ngơi được một lúc, bác sỹ Xuân đã chuẩn bị cho ca mổ tiếp theo. 

20.jpg

Những năm gần đây, Trung tâm đã được đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại. Những máy móc mổ thần kinh tại trung tâm là những máy hiện đại như hệ thống cảnh báo thần kinh, kích thích thần kinh, máy định vị thế hệ mới tích hợp nhiều chức năng như định vị thần kinh, dẫn truyền thần kinh,...

21.jpg

Mỗi kíp mổ sẽ có khoảng 10 người gồm: 1 bác sỹ gây mê, 2-3 bác sỹ phụ mổ, 1 bác sỹ chính, 3 điều dưỡng phục vụ, 1 người dọn dẹp và hậu cần.

22.jpg

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh luôn phải bình tĩnh, xử lý tình huống bằng trái tim nóng và cái đầu phải lạnh, thời gian giữa sự sống và cái chết có khi chỉ tính bằng giây. Bởi sau mỗi ca mổ là một cuộc đời sẽ được tái sinh.

23.jpg

Mỗi ngày các bác sỹ tại Trung tâm sẽ mổ từ 20-30 ca. Các phòng phẫu thuật đều kín mít, chỉ có tiếng kêu của máy đo thiết bị sự sống hòa lẫn cùng mùi khét, mùi nồng nặc của thuốc khử trùng cùng ánh đèn lạnh lẽo.

24.jpg

Tuy nhiên, cùng nhau trải qua những giây phút sinh tử cùng bệnh nhân trong hàng chục năm qua, các y bác sỹ luôn coi bệnh viện như ngôi nhà thứ hai của mình.

25.jpg

Mỗi người một nỗi niềm riêng nhưng những "chiến binh" áo blouse trắng đều chọn sự hy sinh thầm lặng. Việc nhận được những lời cảm ơn từ bệnh nhân, hay người nhà bệnh nhân, dường như đó cũng là đủ để tạo cho họ niềm vui, động lực gắn bó hơn với công việc.

Theo (Vietnam+)
Copy Link

(0) Bình luận
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ngày của những người 'tái sinh' bộ não cho bệnh nhân