Bài 1: Khi nghị trường Quốc hội song hành cùng thực tế đời sống

Mega Story - Ngày đăng : 08:43, 18/11/2024

Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ có những quan điểm rất đổi mới trong công tác lập pháp khi việc xây dựng và sửa đổi các luật gắn bó với đời sống thực tiễn của người dân được đặt lên hàng đầu.
Mega Story

Bài 1: Khi nghị trường Quốc hội song hành cùng thực tế đời sống

Thùy Giang - Minh Thúy 18/11/2024 08:43

Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ có những quan điểm rất đổi mới trong công tác lập pháp khi việc xây dựng và sửa đổi các luật gắn bó với đời sống thực tiễn của người dân được đặt lên hàng đầu.

6.jpg

Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ có những quan điểm rất đổi mới trong công tác lập pháp khi việc xây dựng và sửa đổi các luật gắn bó với đời sống thực tiễn của người dân được đặt lên hàng đầu.

Tại Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa 15, được tổ chức ngay sau thành công rất tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, nhiều vấn đề liên quan tới an sinh xã hội được đưa ra giải quyết nhanh chóng như: Vấn đề chăm sóc sức khỏe(bảo hiểm y tế, thiếu thuốc), vấn đề nhà ở xã hội… và nhận được sự quan tâm theo dõi của cử tri cả nước.

bai-1.-1.jpg

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

vna_potal_tong_bi_thu_chu_tich_nuoc_to_lam_phat_bieu_tai_ky_hop_thu_8_quoc_hoi_khoa_xv_7662032-1-.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung nhất, nhiều vấn đề lớn, nhiều dự án luật và dự án lớn với phương pháp tiếp cận làm việc mới và số lượng đề án nhiều nhất từ trước đến nay. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật, 3 nghị quyết; cho ý kiến 13 dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bảo đảm đời sống của Nhân dân.

Đáng lưu ý, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được cử tri và Nhân dân rất quan tâm. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc kịp thời sửa đổi, bổ sung, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, dự án luật nhằm đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được cử tri và Nhân dân rất quan tâm.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua năm 2008, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Đây là lần lập pháp thứ ba về bảo hiểm y tế. Cùng với việc thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, việc xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp này cho thấy Quốc hội và Chính phủ khóa XV đang hết sức nỗ lực để thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội, quá trình tổ chức thi hành Luật Bảo hiểm y tế phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ nhận diện đầy đủ.

“Về nguyên tắc để giải quyết căn cơ những vướng mắc, bất cập này thì phải sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế. Đây là ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội phân tích trong thảo luận tổ. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, để tạo sự thống nhất, đồng bộ với thời điểm có hiệu lực về cấp khám, chữa bệnh quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và tháo gỡ ngay một số vướng mắc, khó khăn lớn trong thực tiễn, tạo điều kiện cho Nhân dân, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo được tiếp cận kịp thời, thuận lợi các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có chất lượng, bảo đảm quyền lợi chính đáng, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh,” Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.

Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, sau 15 năm triển khai thi hành, Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế đã khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp của chính sách bảo hiểm y tế theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, bảo đảm nguồn tài chính cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh đã được nêu rõ trong Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Luật.

Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế đã khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp của chính sách bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước và đặc biệt bảo đảm an sinh xã hội, quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, từng bước giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của người tham gia bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm y tế.

Luật được đưa ra sửa đổi nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc mang tính cấp bách sau 15 năm thực hiện, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan về bảo hiểm y tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật…

vna_potal_quoc_hoi_thao_luan_ve_luat_cong_doan_sua_doi_7667543.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Dự thảo Luật thể hiện đầy đủ theo 04 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; Điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; Điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.

Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành có tính cấp bách, có đầy đủ thông tin, dữ liệu, đạt được sự đồng thuận để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh.

bai-1.2.jpg

Về dự án Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, bảo hiểm y tế là một cơ chế tài chính y tế đồng thời là chính sách an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Vì vậy, thách thức lớn hiện nay là bảo đảm tốt hơn quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, giảm chi tiêu cá nhân của người sử dụng dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cơ sở. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế hiện đạt trên 93% dân số, tuy nhiên, tỷ lệ chi tiền của cá nhân người sử dụng dịch vụ y tế vẫn đang ở mức khá cao, gần 45% trong khi mục tiêu hướng tới là dưới 30%.

Nêu thực tế trên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế phải bám sát các Nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật có liên quan; tập trung sửa đổi, bổ sung các nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, đã rõ, có sự đồng thuận cao, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, tháo gỡ bất cập, vướng mắc đã được tổng kết qua thực tiễn, nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi.

vna_potal_quoc_hoi_chat_van_linh_vuc_ngan_hang_7697388.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: TTXVN)

Về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định là phù hợp, tuy nhiên cần rà soát kỹ để bảo đảm công bằng, không bỏ sót đối tượng, không để ai bị giảm hay mất quyền lợi về hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế so với hiện tại. Đây là vấn đề cần tính toán, cân nhắc thật kỹ, đặc biệt lưu ý đối tượng người có công, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại khu vực khó khăn, người cao tuổi.

Vừa qua, nhiều tỉnh thành bị tổn thất nghiêm trọng do siêu bão Yagi gây ra, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Nhiều người dân đang rất khó khăn, không có nhà cửa, phải ở lán, ở tạm trong các cơ sở công cộng, vì vậy, chăm lo khám bệnh và điều trị bệnh cho người dân là việc làm thường xuyên, đặc biệt là ở những vùng khó khăn."

Nhiều người dân đang rất khó khăn, không có nhà cửa, phải ở lán, ở tạm trong các cơ sở công cộng, vì vậy, chăm lo khám bệnh và điều trị bệnh cho người dân là việc làm thường xuyên, đặc biệt là ở những vùng khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Về Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua năm 2008, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Đây là lần lập pháp thứ ba về bảo hiểm y tế.

Có thể nói, cùng với việc thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, việc xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp này cho thấy Quốc hội và Chính phủ khóa XV đang hết sức nỗ lực để thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội, quá trình tổ chức thi hành Luật Bảo hiểm y tế phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ nhận diện đầy đủ trong Báo cáo tổng kết thi hành luật.

ba-thuy-anh.jpg

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội , về nguyên tắc để giải quyết căn cơ những vướng mắc, bất cập trên cần phải sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế. Đây là ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội phân tích trong thảo luận tổ. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, để tạo sự thống nhất, đồng bộ với thời điểm có hiệu lực về cấp khám, chữa bệnh quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và tháo gỡ ngay một số vướng mắc, khó khăn lớn trong thực tiễn, tạo điều kiện cho Nhân dân, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo được tiếp cận kịp thời, thuận lợi các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có chất lượng, bảo đảm quyền lợi chính đáng, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh. Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Trong Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án luật này và đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các đại biểu, đã có 137 lượt ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội về dự án luật này và gần 20 đoàn đại biểu Quốc hội gửi ý kiến góp ý bằng văn bản. Cùng với những chỉ đạo thấu tình đạt lý đi sâu vào thực tế đời sống người dân, tại nghị trường Quốc hội một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là việc bệnh nhân bảo hiểm y tế phải tự đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài do cơ sở khám chữa bệnh không có được thanh toán cho người bệnh./.

thuoc-2.jpg

Mời độc giả đón đọc loạt bài:

bai-1.png

Thùy Giang - Minh Thúy