Một phần của Hà Nội còn nằm ở những con ngõ cổ, nơi ngồn ngộn đời sống dân sinh, vừa cũ kỹ nhưng cũng vừa tiếp biến màu tươi mới.
Một điểm đáng chú ý của ngõ Trung Yên là triết học ẩm thực của nó.
Con ngõ này nối phố Cầu Gỗ và phố Gia Ngư, tạo thành “giao lộ trưởng giả” gồm Hàng Bè, Gia Ngư, Trung Yên và Cầu Gỗ.
Gọi là cơm đầu ghế là bởi thực khách đến đây ăn đều ngồi trên những chiếc ghế băng cục mịch, và thường thích ngồi đầu ghế cho dễ xoay xở.
Ngõ Thanh Hà chỉ tĩnh lặng vào ban đêm, từ tầm 8h30 tối đến 5 giò sáng. Còn lại, nơi đây nhộn nhịp, tấp nập, ồn ào “như một cái chợ” suốt cả ngày.
Thú vui “nhâm nhi Hà Nội” chỉ có thể đến vào lúc này, giữa không gian tĩnh lặng như tờ, Hà Nội thực mềm, thực mọng, thực thiết tha.
Ngoài quán cà phê Nhân, ngõ Hàng Hành cũng nổi tiếng với những quán trà túi nhúng Dilmah, Lipton, tạo nên làn sóng thưởng thức trà mới vào đầu những năm 2000.
Thời gian qua mau, con ngõ Tạm Thương giờ là điểm ăn vặt chơi bời từ xế chiều tới đêm khuya.
Giờ đây, ngõ Thọ Xương và ngõ Huyện không còn là con ngõ của Hà Nội nữa mà đã có hơi hướng “toàn cầu hoá”.
Ngõ Cấm Chỉ có đủ món ăn từ xôi, phở, bún, miến, bò, gà,, tuy nhiên có 2 món thật sự nổi danh: Xôi mặn và bánh cuốn Kỳ Đồng.
Đặc điểm của ngõ Tràng Tiền là 90% khách hàng là dân công sở. Điều này khiến con ngõ Tràng Tiền trở nên độc đáo và vô cùng gắn bó với nhịp sống hiện đại.
Bài: Hải An
Ảnh: Đặng Nhật Minh
Thiết kế: Hà Lê
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập. Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.