Giờ đây, ngõ Thọ Xương và ngõ Huyện không còn là con ngõ của Hà Nội nữa mà đã có hơi hướng “toàn cầu hoá”.
Đi sâu vào trong phố khoảng 100 mét, vừa qua hàng phở nước đục với món tái bép (thịt bò sống được đập bép bằng mặt dao rồi cho vào bát phở và chan nước) trứ danh của bà cháu nội ông Tư Lùn - một nhà phở lâu đời có tiếng - là thấy một biển nhỏ đề là ngõ Thọ Xương.
Ngõ Thọ Xương rất hẹp, chạy hình chữ chi, giao cắt với một con ngõ khác rộng hơn một chút, trước khi ngoặt hướng trổ ra phố Phủ Doãn. Con ngõ kia chính là ngõ Huyện, cũng bắt đầu từ phố Lý Quốc Sư nối với phố Phủ Doãn. Chúng tạo thành một mê lộ, rất dễ nhầm lẫn với những khách lạ.
Khoảng chục năm nay, cháo sườn sụn ngõ Huyện được ghi vào cẩm nang địa chỉ ăn uống buổi chiều chốn phố cổ. Bát cháo sườn sụn loang loang những làn khói, vàng vàng sắc ruốc và đầu quẩy vẫn chỉ 20 nghìn.
Cũng chẳng có gì khó hiểu, bởi cả vùng này là huyện Thọ Xương (Hà Nội) được lập vào khoảng năm 1530, nơi có phường Báo Thiên (bao gồm toàn bộ khu Báo Khánh, Nhà Thờ, Lý Quốc Sư… bây giờ). Phường Báo Thiên được đặt theo tên của chùa Báo Thiên được xây dựng vào năm 1057, thời Lý Thánh Tông.
Sở dĩ phải dẫn dắt dài dòng như thế cũng là để giới thiệu lịch sử thâm trầm dày dặn của vùng đất Thọ Xương trong lịch sử Hà Nội từ khi Lý Thái Tổ chọn đây làm kinh đô vào năm 1010. Những dấu vết vẫn còn sót lại, nằm rải rác trong các địa danh như Báo Khánh, Ngõ Huyện, Thọ Xương, Lý Triều Quốc Sư…
Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt lịch sử và thời đại. Ví dụ như ngõ Huyện bản chất là con đường dẫn vào phủ huyện đường Thọ Xương. Bây giờ, huyện Thọ Xương không còn nữa và phủ huyện đường cũng đã biến mất từ lâu, chỉ còn lại những mênh mang “ngày xưa trường huyện”.
Ngõ Thọ Xương nằm cạnh một hàng phở thuộc dòng dõi Tư Lùn thì đã nói ở phía trên rồi. Nhưng trong ngõ cũng có một hàng phở bò nổi tiếng “ngon, bổ, rẻ” là phở Oanh.Phở Oanh đúng kiểu phở ngõ, không có cửa hàng bởi nhà ở chính là nơi mở quán, không có biển hiệu và không có bàn ghế tử tế.
Nhà trong ngõ vốn chật, không gian ngõ lại hẹp thì làm sao dựng biển hay kê bàn ghế đàng hoàng được. Cứ dùng đồ “nhôm nhựa” vừa cơ động vừa dễ thu dọn. Khi nào trong nhà đông quá thì “cơ động” ra ngõ, qua giờ cao điểm lại “cơ động” vào nhà. Kiểu quán phở này cũng tạo ra một hành vi rất “nhấp nha nhấp nhổm”, sẵn sàng “cơ động” cả người, cả bát phở khi cần.
Nhấp nhổm thế nhưng dân sành phở khen bánh và thịt ổn, còn phần nước hơi yếu chút. Tuy nhiên, phở Oanh được khen nhất là “ổn định về giá cả”. Ai đời, nằm sát sạt Hồ Gươm mà bát phở chỉ có 30 nghìn, rồi 35 nghìn và giờ là 40 nghìn đồng, trong khi chỗ khác tính bát rẻ nhất cũng đã 60 nghìn đồng mà mặt vẫn “tự nhiên như người Hà Nội”.
Chính vì thế, phở Oanh rất đông khách vào buổi sáng, chuyện chờ đợi là thường xuyên, nhanh thì đạp xe một vòng Hồ Gươm là có chỗ, lâu thì một vòng Hồ Tây. Lối tính giờ đó cùng trở thành một “huyền thoại phố phường”, giống như cách nhìn bóng nắng chia nửa ngõ để xem giờ ăn cháo sườn vậy.
Ngày xưa, ở đoạn ngõ Thọ Xương giao ngõ Huyện có một quán cháo sườn. Quán cháo sườn ấy chỉ mở từ 2 giờ chiều, lúc nào cũng đông khách ngồi ăn thứ cháo tưởng chỉ dành cho “trẻ con” bởi chỉ có bột mịn, sánh cùng chút thịt sườn nhừ, ruốc và quẩy giòn.
Nhưng bát cháo đó cũng đủ làm ấm lòng những kẻ lang thang phố cổ, hay giết thời gian xuyên sáng xuyên trưa ở những quán cà phê quanh đó. Họ chẳng cần ăn trưa nhưng họ cần ăn bát cháo sườn Thọ Xương như ăn một thứ nghi lễ buổi chiều, trong tiếng chuông thánh thót vọng ra từ Nhà thờ Lớn.
Quán cháo sườn Thọ Xương đã biến mất từ lâu, nhưng nó kịp truyền thừa cho tập đoàn cháo sườn ở ngõ Huyện. Khoảng chục năm nay, cháo sườn sụn ngõ Huyện được ghi vào cẩm nang địa chỉ ăn uống buổi chiều chốn phố cổ. Bát cháo sườn sụn loang loang những làn khói, vàng vàng sắc ruốc và đầu quẩy vẫn chỉ 20 nghìn.
Giờ đây, ngõ Thọ Xương và ngõ Huyện không còn là con ngõ của Hà Nội nữa mà đã có hơi hướng “toàn cầu hoá”. Khách du lịch bụi nước ngoài cũng đã khám ra được bản sắc “ngon, bổ, rẻ” ở mê lộ này nên đã chọn đây làm nơi nơi lưu trú, ăn uống và vui chơi.
Từ cháo sườn nảy sinh thêm cháo trai, trứng vịt lộn, trứng rán lá mơ, chè đỗ đen, bánh chưng rán, bánh mỳ trứng, nước sấu đá, sữa đậu, nem chua rán… Một khu ẩm thực ăn vặt kiểu đường phố được mở trong ngõ, hoặc tụ thành cụm cứ điểm, hoặc rải rác đây đó ở một góc ngoặt ở ngõ Huyện hay ngõ Thọ Xương.
Giờ đây, ngõ Thọ Xương và ngõ Huyện không còn là con ngõ của Hà Nội nữa mà đã có hơi hướng “toàn cầu hoá”. Khách du lịch bụi nước ngoài cũng đã khám ra được bản sắc “ngon, bổ, rẻ” ở mê lộ này nên đã chọn đây làm nơi nơi lưu trú, ăn uống và vui chơi.
Những homestay, khách sạn mini xuất hiện ngày một nhiều, cùng các dịch vụ du lịch đã khiến cho nơi đây lột xác. Thế nhưng, vào buổi sáng, những chiếc xe đạp vẫn chạy vào ngõ Thọ Xương ngấp nghển xem phở Oanh còn chỗ không hay lại phải “làm vòng hồ Gươm”. Còn chiều chiều, khói ấm cháo sườn lại bay lên.