coverdienbienphuban3.jpg

70 năm trước, từ ngày 13/3-7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

ttxvn_2903dienbienphu.jpg
Với kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc,” quân ta kéo pháo lên núi cao, đưa vào hầm và chĩa thẳng pháo xuống trận địa kẻ thù để tấn công, nâng cao được uy lực, mức chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất. (Ảnh: TTXVN phát)

Góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), cùng với vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lĩnh, đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sỹ mang trên mình một tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Thắng lợi của chiến dịch đã giáng đòn quyết định đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

Góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), cùng với vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lĩnh, đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sỹ mang trên mình một tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Nhà thơ Tố Hữu đã ghi danh tên tuổi họ trong bức tượng thơ Hoan hô chiến sỹ Điện Biên:

“Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm…”

Ghi nhớ công lao của các vị tướng lĩnh và anh hùng liệt sỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều đường phố tại thủ đô Hà Nội đã được đặt theo tên của họ.

titphudienbienphu1.jpg

Đường Võ Nguyên Giáp (hay còn gọi là đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài) được đặt tên ngày 7/2/2015, là một trong những tuyến đường hiện đại nhất thủ đô Hà Nội, đi qua địa bàn 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn.

Đây còn là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài, cũng là một phần của Đường xuyên Á AH14. Tuyến đường có chiều dài 16km; được thiết kế 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Đường Võ Nguyên Giáp, tuyến đường kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài đang giữ vai trò lớn thay vì chỉ là một cơ sở hạ tầng giao thông.

Nhìn ở khía cạnh chiến lược phát triển không gian và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đường Võ Nguyên Giáp (hay còn gọi là trục đô thị Nhật Tân-Nội Bài) chính là nhân tố không gian cốt lõi, động lực phát triển mới cho mô hình “Thành phố trong thành phố” ở Thủ đô, vị trí tiềm năng trong phát triển khu vực sông Hồng và kết nối các không gian lịch sử với đương đại trong tương lai, khi hội tụ đầy đủ những thành tố quan trọng như quỹ đất rộng lớn, không gian cảnh quan trải rộng, quỹ di sản-văn hóa..., và những dự án tạo tiền đề phát triển đô thị cùng với kết cấu hạ tầng đầu mối toàn diện.

Cùng với cầu dây văng Nhật Tân, tuyến đường Võ Nguyên Giáp có vai trò rất quan trọng tạo thêm tuyến đường song song bên cạnh tuyến cầu Thăng Long và đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, nối trung tâm Thủ đô với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển sân bay Nội Bài và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Thủ đô, tạo hình ảnh Thủ đô văn minh, hiện đại; trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực huyện Đông Anh và Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

vnp_2803vonguyengiap7.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap9.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap10.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap11.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap12.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap13.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap14.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap15.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap1.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap2.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap3.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap4.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap5.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)
vnp_2803vonguyengiap6.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Tổng Tư lệnh của chiến dịch. Tài thao lược quân sự của ông đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vinh dự được Bác Hồ giao trọng trách Tổng tư lệnh của chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch then chốt, quyết định đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược ra khỏi Việt Nam.

ttxvn_2903vonguyengiap.jpg
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” là “Quyết định khó khăn nhất” của ông và đây được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.

Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “Đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “Dĩ công vi thượng,”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được suy tôn là "Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam", "Vị đại tướng của nhân dân," "Tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy"...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới.

Ngoài Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước đều trang trọng đặt tên Đại tướng cho các tuyến đường phố chính của địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2023 Xa lộ Hà Nội được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp), Đà Nẵng (con đường ven biển đẹp nhất thành phố mang tên Võ Nguyên Giáp), Huế, Điện Biên, Lào Cai, Bình Dương.

titphudienbienphu2.jpg

Đường Hoàng Văn Thái được đặt tên tháng 1/1998, dài 980m, từ phố Lê Trọng Tấn đi về phía tây, qua ngã ba với phố Nguyễn Ngọc Nại, cắt ngang phố Vương Thừa Vũ, phố Tô Vĩnh Diện đến phố Khương Trung.

Đây nguyên thuộc khu vực sân bay Bạch Mai cũ, vốn là đất làng Khương Trung, huyện Thanh Trì trước. Nay thuộc phường Khương Trung và Khương Mai, quận Thanh Xuân

Hoàng Văn Thái (1915-1986) là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái là một trong 34 người đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9/1945, ông Hoàng Văn Thái được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Bộ Tổng tham mưu của Quân đội quốc gia và giữ chức Tham mưu trưởng đầu tiên.

Tại Điện Biên Phủ, ông đã phối hợp tốt với cố vấn Trung Quốc, cùng đưa ra và thực hiện những quyết sách quan trọng của Bộ chỉ huy chiến dịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ việc chuyển phương châm tác chiến, cho đến công tác chuẩn bị, hậu cần, từng trận đánh.

Ông là Tham mưu trưởng đắc lực bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tài năng và sự cống hiến của mình. Sau này ông tiếp tục tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đến năm 1980 được phong quân hàm Đại tướng.

Nhiều địa phương đã đặt tên ông cho các đường phố chính như Nam Định, Điện Biên Phủ (Điện Biên), Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vinh (Nghệ An), Thái Bình, Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đồng Xoài (Bình Phước).

titphudienbienphu3.jpg

Phố Vương Thừa Vũ được đặt tên tháng 1/1998, có chiều dài 750m, chạy từ đường Trường Chinh (số nhà 315 Trường Chinh) tới ngã ba giao cắt với phố Hoàng Văn Thái (khu dân cư chợ Vương Thừa Vũ), qua trụ sở của khu Đoàn Quân nhạc.

Đây nguyên là đất làng Khương Trung và Khương Thượng, xã Tam Khương, huyện Thanh Trì cũ, nay thuộc phường Khương Mai và phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Là con phố sầm uất, phố Vương Thừa Vũ sở hữu vị trí đẹp, cùng hệ thống tiện ích được đầu tư hiện đại. Do chạy qua khu vực có đời sống cư dân đông đúc và sầm uất tại phường Khương Trung, vì vậy đây trở thành con phố luôn sôi động với các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Vương Thừa Vũ (1910-1980), tên thật là Nguyễn Văn Đồi, quê xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943, nhập ngũ tháng 8/1945.

Khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn “chuẩn bị tổng phản công”, ngày 28/8/1949, Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Đại đoàn 308) thành lập tại Thái Nguyên. Vương Thừa Vũ được giao làm Đại đội trưởng kiêm Chính ủy.

Trong muôn vàn gian khó, ông lại cùng Đại đoàn 308 chiến đấu, tham gia nhiều chiến dịch quan trọng như: Sông Lô, đường 4; Biên Giới, Trung Du, Đông Bắc, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Những chiến công hiển hách của các đơn vị thuộc Đại đoàn “Thép” gắn liền với tên tuổi của Vương Thừa Vũ. Ngày 28/9/1954, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “…Vương Thừa Vũ là con người trung thực, tính tình nghiêm nghị với tấm lòng nhân hậu, cương trực thẳng thắn nhưng coi trọng đoàn kết… Anh có lối sống cần kiệm giản dị, liêm khiết, mẫu mực, không chạy theo danh lợi, luôn luôn nghĩ đến việc làm có ích cho xã hội, cho quân đội…Và bao trùm lên hết, Vương Thừa Vũ là một người cộng sản có đạo đức cách mạng, một vị tướng Trí-Dũng- Nhân-Tín - Liêm - Trung như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy…”

Tên ông cũng đã được đặt cho các đường phố lớn ở nhiều địa phương trong cả nước như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Lào Cai, Thái Nguyên.

titphudienbienphu4.jpg

Phố Tô Vĩnh Diện được đặt tên tháng 7/2000, dài 500m và rộng 6m, từ phố Nguyễn Ngọc Nại chỗ ngã tư với phố Vương Thừa Vũ vào đến doanh trại quân đội.

Đây nguyên là đất vốn thuộc khu đất sân bay Bạch Mai cũ, địa phận làng Khương Trung, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì cũ, nay thuộc phường Khương Trung, quận Thanh Xuân.

Tô Vĩnh Diện (1924-1954), quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1949.

Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra.

Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại.

Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tên Anh hùng Tô Vĩnh Diện cũng đã được đặt cho các đường tại nhiều tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, huyện Dĩ An (Bình Dương), Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá (Kiên Giang), Đà Lạt, Đồng Hới (Quảng Bình, Việt Trì (Phú Thọ), Móng Cái (Quảng Ninh), Thanh Hóa.

titphudienbienphu5.jpg

Phố Phan Đình Giót được đặt tên tháng 7/2000 dài 400m, từ đường Giải Phóng, gần Cầu Trắng, qua Học viện Giáo dục-Đào tạo đến cổng Công ty May X20.

Đây vốn thuộc đất làng Phương Liệt, tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì trước đây. Sau thuộc phường Phương Liệt, quận Đống Đa. Tới năm 1996, phường Phương Liệt được sáp nhập vào quận Thanh Xuân mới thành lập.

Phan Đình Giót (1922-1954) quê xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; nhập ngũ năm 1950.

Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

Mùa Đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta.

Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30 ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Nhiều địa phương trong cả nước đã lấy tên ông đặt cho đường phố trên địa bàn như Thành phố Hồ Chí Minh, Dĩ An (Bình Dương), Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang, Hòa Bình, Đà Lạt, Nam Định.

titphudienbienphu6.jpg

Phố Bế Văn Đàn, thuộc phường Quang Trung, quận Hà Đông, được đặt tên từ năm 1955, dài 700m, rộng 7m, từ phố Nguyễn Thái Học (Ngân hàng Hà Đông) chạy qua cửa Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông, ngoặt đến đường Quang Trung (số nhà 172).

Phố này được hình thành trong giai đoạn đầu xây dựng thị xã Hà Đông, bao gồm khu vực nhà thương làm phúc được xây dựng từ năm 1910 (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) và khu vực sân bay Hà Đông.

Sau năm 1954 đổi tên thành phố Bế Văn Đàn. Đoạn từ phố Nguyễn Thái Học đến cổng trường Phổ thông trung học Trần Đăng Ninh được đặt tên từ năm 1955 (dài 500m). Đến tháng 3/2000 được điều chỉnh nối dài thêm 200m đoạn từ trường Phổ thông trung học Trần Đăng Ninh (số nhà 90 phố Bế Văn Đàn) đến điểm tiếp giáp Quang Trung.

Bế Văn Đàn (1931-1953), người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ấu), huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Tháng 1/1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội, tham gia nhiều chiến dịch, trong từng chiến dịch Bế Văn Đàn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác và kịp thời.

Trong Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, Bế Văn Đàn là liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn, thấy lực lượng của ta ít, địch tập trung 2 đại đội có pháo binh yểm trợ liên tiếp phản kích. Ta kiên quyết ngăn chặn, tình hình rất căng thẳng, đồng chí Bế Văn Đàn dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc xuống Đại đội truyền đạt mệnh lệnh: “Bằng mọi giá phải giữ chân địch để đơn vị lớn triển khai lực lượng được kịp thời chu đáo.”

Tình hình ngày càng ác liệt, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại Đại đội chiến đấu. Địch phản kích đợt 3, Đại đội bị thương vong chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của đồng chí Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng, trong tình thế khẩn cấp đó, đồng chí Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy đến cầm hai chân súng đặt lên vai mình và hô bắn.

Đồng chí Pù còn do dự, Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mặt, bắn chết chúng nó đi, trả thù cho đồng đội”. Pù nghiến răng nổ súng quật ngã hàng chục tên, địch hốt hoảng bỏ chạy, đợt phản kích của chúng bị bẻ gãy. Trong thời gian đứng làm giá súng đồng chí Bế Văn Đàn bị 2 vết thương nữa và anh đã hy sinh khi hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai mình.

Tấm gương hy sinh dũng cảm của Bế Văn Đàn đã cổ vũ toàn mặt trận hăng hái xông lên tiêu diệt quân thù, giành toàn thắng cho chiến dịch. Kết quả trận đánh tại Mường Pồn ta đã tiêu diệt và bức hàng được 24 tiểu đội của địch, thu nhiều vũ khí.

Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

titphudienbienphu8.jpg

Phố Lê Trọng Tấn được đặt tên vào tháng 1/1998, dài 1.800m, rộng 7m, từ đường Trường Chinh - cạnh Bảo tàng Không quân - đi cạnh đường băng sân bay Bạch Mai cũ vào tới hết khu vực sân bay, gặp đường bờ tây sông Lừ.

Phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xem là tuyến đường kiểu mẫu của Hà Nội, bởi các biển hiệu kinh doanh dọc con đường được thiết kế đồng bộ về màu sắc và kích thước.

Ở phố này, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp được sử dụng mẫu biển hiệu chung do chính quyền quy định. Cụ thể, biển quảng cáo phải có chiều cao so với mặt đất 3,2-3,3m, màu sơn chỉ được sử dụng hai màu xanh và màu đỏ, chiều cao bảng biển hiệu là 1,1m.

Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986) quê xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội).

Năm 1944, ông tham gia Việt Minh, được phân công làm công tác địch vận tại khu vực Hoàng Mai-Hà Nội.

Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, ông chỉ huy Tiểu đoàn 60, Trung đoàn 37 chiến đấu tại mặt trận Hà Đông, một cửa ngõ quan trọng phía Tây Thủ đô. Ông tổ chức diệt đồn Đồng Quan và giành thắng lợi trận đầu tiên.

Ngày 25/1/1948, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Khu 10. Năm 1949, theo quyết định của Bộ Tổng chỉ huy, Trung đoàn 209 chủ lực đầu tiên của Liên khu 10 chuyển thành trung đoàn mạnh, trực thuộc Bộ, mang danh hiệu Trung đoàn Sông Lô. Khi đó ông là Phó Tư lệnh Liên khu 10 được bổ nhiệm là Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên.

Ngày 27/12/1950, Đại đoàn 312 (Đại đoàn Chiến Thắng) được thành lập, ông là Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên, khi 36 tuổi.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Đại đoàn 312 do ông chỉ huy đánh trận mở đầu thắng lợi vào cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người Anh Cả của Quân đội Việt Nam từng đánh giá tướng Tấn xứng đáng “hai lần anh hùng”(1) do đã chỉ huy quân xuất sắc bắt sống tướng De Castries ở Điện Biên Phủ (năm 1954) và bắt sống nội các Sài Gòn (năm 1975)./.


(0) Bình luận
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các anh hùng Điện Biên và những con đường gợi nhớ